Hai bài viết của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hường

TÒA ÁN ĐỘC LẬP VÀ CÁC CƠ CHẾ HIẾN ĐỊNH CẦN CÓ , trích từ Tia Sáng
Trần Duy Nguyên & Nguyễn Thị Hường dịch

Toà án độc lập giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nhưng toà án chỉ có thể thực hiện tốt vai trò này khi Hiến pháp bảo vệ tòa án bằng cách minh định các bảo đảm và sự độc lập cần thiết, để toà án có thể đối trọng với các ngành khác trong chính quyền và bảo vệ các quyền con người một cách hữu hiệu.

Toà án là cơ chế quan trọng để bảo đảm việc thực thi Hiến Pháp

Một quốc gia có thể có một bản hiến pháp với những lời lẽ thật hoa mỹ mà không có tác dụng gì trong thực tế, nếu không có cơ chế thi hành bản Hiến pháp đó. Mọi chính quyền – ngay cả các chính quyền tốt và dân chủ – đôi khi cũng vi phạm hiến pháp. Đặc biệt, quyền con người rất dễ bị tổn thương, bởi vì cả lập pháp lẫn hành pháp đều có lợi khi vi phạm quyền của một cá nhân nào đó. Lập pháp hay hành pháp vi phạm quyền con người có thể do thiếu hiểu biết (họ không ý thức được họ đang vi phạm quyền) hoặc vì lo sợ (trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, khi sự lo âu hoảng hốt dâng cao), hoặc chỉ vì họ cho rằng có những mục tiêu quan trọng hơn là quyền con người (như lợi ích của chính họ hay nguyện vọng của các cử tri của họ). Trong các trường hợp như vậy, hiến pháp cần minh định một cơ quan độc lập có quyền và trách nhiệm thực thi hiến pháp, trong đó có việc thực thi các điều khoản nhân quyền. Tòa án có thể không phải là cơ chế thi hành hiến pháp duy nhất (và thực sự, có thêm các cơ chế khác như văn phòng kiểm tra đặc biệt, tương tự như mô hình Ombudsman của Đan Mạch, là một ý kiến hay). Nhưng toà án là một cơ quan bảo hiến quan trọng.

Toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền

Toà án phải giữ vai trò giám sát thường xuyên và xông pha trong thực thi hiến pháp: Toà án phải “canh giữ” Hiến pháp khỏi những lạm dụng bởi chính quyền. Để hoàn thành vai trò đó một cách hữu hiệu, toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền. Nếu thẩm phán chịu sự chi phối của quyền hành pháp hoặc lập pháp – ví dụ như có thể bị Chủ tịch nước tuỳ nghi bãi nhiệm, hoặc bị trừ lương bởi quyết định của ngành Lập pháp – thì họ sẽ  không thể đương đầu kháng cự những vi phạm Hiến pháp của các cơ quan đó. Chỉ khi nào ngành Tòa án được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng và kiểm soát bởi các ngành khác trong chính quyền, Tòa án mới có thể trở thành cơ quan bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu.

Tòa án cần một số cơ chế bảo vệ đặc biệt

Để thật sự độc lập với các ngành khác của chính quyền, toà án và các thẩm phán cần một số cơ chế bảo vệ đặc biệt.

1. Các thẩm phán phải được bổ nhiệm qua một thủ tục hạn chế việc các chính trị gia có thể cài những người thân cận, như bạn bè hoặc thân hữu hoặc cử tri, vào tòa án. Mục đích là để đảm bảo các thẩm phán được bổ nhiệm do trình độ và khả năng, cũng như do tinh thần trách nhiệm và ý thức đạo đức nghề nghiệp của họ. Để đạt được điều này, một trong những cách tốt nhất là đề ra thủ tục bổ nhiệm trong đó nghiệp đoàn độc lập của giới luật sư, hay luật sư đoàn, chịu trách nhiệm đưa ra một danh sách các ứng viên cho các vị trí thẩm phán. Các nghiệp đoàn này tất nhiên phải độc lập với chính quyền. Chỉ khi nào có sự độc lập đó, họ mới có thể có động lực kiến tạo và giữ gìn các tiêu chuẩn khắt khe về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, để có thể nâng cao uy tín cho ngành nghề của họ. Các ứng viên vào vị trí thẩm phán phải là những người có uy tín trong ngành luật vì sự hiểu biết và khả năng phán xét của họ. Khi có vị trí thẩm phán nào cần bổ nhiệm, ngành hành pháp phải chọn một trong các ứng viên trong danh sách đó. Ngoài ra, một hội đồng các thẩm phán đương nhiệm cũng có thể tự lập ra một danh sách các ứng viên tương tự cho các vị trí thẩm phán cần bổ nhiệm trong tương lai.

2. Các thẩm phán, một khi đã được bổ nhiệm, phải được bảo đảm nhiệm kỳ làm việc lâu dài. Nhiệm kỳ này có thể là suốt đời hoặc một thời gian nhất định nào đó, nhưng thời gian đó phải đủ dài (từ 10 đến 20 năm có thể là một lựa chọn) để các thẩm phán có thể trau dồi kỹ năng chuyên môn mà không phải lo âu về việc làm trong tương lai trong khoảng thời gian đủ dài đó. Nhiệm kỳ của họ cũng có thể được tính theo tuổi của thẩm phán, ví dụ, nhiệm kỳ của một thẩm phán có thể kéo dài đến tuổi 70. Điều quan trọng là vị trí thẩm phán được bảo đảm trong một khoảng thời gian cụ thể và đủ dài, để các thẩm phán yên tâm làm việc. Thêm vào đó, Hiến Pháp cần bảo đảm rằng một khi đã được bổ nhiệm, một thẩm phán không bị bãi nhiệm trước khi nhiệm kỳ kết thúc, trừ khi có bằng chứng thẩm phán đó đã có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Tiêu chuẩn và thủ tục bãi nhiệm cũng phải được quy định rõ ràng trong Hiến pháp (ví dụ, ai quyết định tiêu chuẩn bãi nhiệm đã hội đủ: tòa án cấp cao hơn hay ngành lập pháp?). Mục đích là để công việc của thẩm phán được bảo đảm ổn định trong thời gian tại chức, và thẩm phán không thể bị mất việc trừ phi có những sai phạm nghiêm trọng. Có như vậy các thẩm phán mới có thể đưa ra các phán quyết mà không sợ bị buộc cách chức vì các phán quyết đó.

3. Lương của thẩm phán trong thời gian tại chức cũng phải được bảo đảm. Lập pháp hay hành pháp chỉ được quyền thay đổi mức lương dành cho thẩm phán với hai điều kiện: (1) các thay đổi, nếu có, sẽ được áp dụng đồng bộ (tức là chúng được áp dụng cho tất cả các thẩm phán cùng cấp, chứ không chỉ riêng cho cá nhân nào); và (2) các thay đổi không được hồi tố (tức là chúng chỉ áp dụng cho những thẩm phán được bổ nhiệm sau đó vào các vị trí liên quan, chứ không áp dụng cho những thẩm phán đang tại vị). Đây là hình thức bảo vệ các thẩm phán, để các cơ quan chính trị không thể trả thù cá nhân một thẩm phán vì một phán quyết họ không thích, bằng cách cắt giảm lương của thẩm phán đó.

4. Ngành Tòa án cần nắm quyền kiểm soát các công việc hành chính nội bộ của ngành mình. Các công việc điều hành nội bộ có thể gồm có việc cử các thẩm phán nào xét xử vụ án nào, số tiền dành cho quản trị ngành được chi tiêu như thế nào, nhân viên hành chính được tuyển dụng hay sa thải ra sao, v.v. Nếu bên lập pháp hoặc hành pháp có thể can dự vào những vấn đề điều hành chi tiết như vậy, họ có thể gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán mà họ không ưa. Qua sự can dự hành chính đó, họ cũng có thể gây ảnh hưởng lên các phán quyết của thẩm phán thông qua việc điều khiển nhân sự và phân bổ công việc của toà án. Ví dụ, các thẩm phán thường tuyển dụng phụ tá pháp lý. Nếu hành pháp có thể quyết định ai sẽ được tuyển vào các vị trí phụ tá để giúp trong việc nghiên cứu pháp lý và soạn thảo phán quyết, họ có thể chọn những người tìm cách thúc đẩy nghị trình lập pháp (thay vì đề cao án lệ và công lý trong từng vụ án cụ thể), và có thể gây ảnh hưởng lên kết quả phán xử của các vụ án.  Chỉ khi toàn quyền điều hành các công việc nội bộ, tòa án mới có thể thực sự độc lập với các ngành khác trong chính quyền.

KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC

theo Tia Sáng
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch

Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.

1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.

Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.

“Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.”

Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.

Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.

2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.

Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.

Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.

3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau

Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.

Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.

Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.

* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi làchính thể liên bang.

* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.

* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.

4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.

Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.

Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế..

 

HỌC TỪ HIẾN PHÁP 1946: CẦN NHÌN NHẬN CẢ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ

 

Nguyễn Thị Hường*, theo Tia Sáng

Trong cuộc thảo luận Hiến pháp những năm gần đây, bản Hiến pháp 1946 được nhắc đến nhiều, như một bản Hiến pháp mẫu mực, phản ánh chân thực tinh thần pháp quyền. Vì vậy có không ít người đề nghị cuộc sửa đổi Hiến pháp sắp tới chỉ cần quay lại mô hình đó là đủ. Nhưng nếu phân tích bản Hiến pháp 1946 trong bối cảnh lịch sử của nó, tôi e rằng để đạt được mục tiêu Nhà nước pháp quyền, chúng ta cần phải có một cơ chế tiến bộ hơn Hiến pháp 1946.

Sau khi thảo luận các ưu điểm cần học hỏi, tôi sẽ phân tích những hạn chế của Hiến pháp 1946, và những thận trọng cần có khi học tập từ mô hình này.

Tinh thần Hiến pháp 1946: trọng đa nguyên

So với Hiến pháp 1992 hiện hành, Hiến pháp 1946 quả thực có nhiều ưu điểm: ngắn gọn, súc tích; các điều khoản về dân quyền rõ ràng, không mập mờ bởi cụm từ “theo quy định của pháp luật”; phân định rõ quyền lập pháp, hành pháp, tòa án. Đặc biệt, hệ thống Tòa án tổ chức theo cấp xét xử, chứ không theo địa phận hành chính. Cách tổ chức hệ thống Tòa án theo địa phận hành chính như hiện nay khiến Tòa án thành “cấp dưới,” bị chi phối bởi các cơ quan hành pháp địa phương. Vì vậy cơ chế này thất bại trong việc bảo đảm tính độc lập của Tòa án để đối trọng quyền lực chính trị, bảo vệ quyền lợi người dân.

Quan trọng hơn cả, bản Hiến pháp 1946 được thông qua bởi một Quốc hội lập hiến đa đảng, trong đó nguyên tắc đa nguyên được tôn trọng. Quốc hội năm 1946 bao gồm các đảng chính trị và đoàn thể thuộc mặt trận Việt Minh, như Đảng Dân Chủ, Đảng Xã hội, nhóm Mác-xít. Các tổ chức đối lập có Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài ra còn nhiều đại biểu độc lập, tiêu biểu là như ông Nguyễn Sơn Hà doanh nhân Hải Phòng, người đã không bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 1946 vì Hiến pháp không công nhận quyền tự do doanh thương; các đại biểu dân tộc thiểu số (ông Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Khánh Kim, những người cổ vũ quyền quốc dân thiểu số); các đại biểu tôn giáo (cha Tín, người đề xuất thêm quyền tự do giáo dục, cha Trực, sư Thích Mục Thể); các đại biểu phụ nữ, tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ khi thảo luận điều 12 về bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. 

Trong quá trình thảo luận Hiến pháp 1946, nguyên tắc đa nguyên về cơ bản được tôn trọng. Các đảng chính trị và các đại biểu độc lập đều có quyền lên tiếng bảo vệ quan điểm của họ. Ngày 2 tháng 11 năm 1946, kỳ họp thứ hai của Quốc hội lập hiến bắt đầu thảo luận bản dự thảo Hiến pháp. Sau khi thuyết trình viên của Tiểu ban Hiến pháp, ông Đỗ Đức Dục (luật gia thuộc Đảng Dân Chủ), báo cáo các nguyên tắc chính và nội dung cơ bản của bản dự thảo đã được tiểu ban thống nhất, thành viên thiểu số của Tiểu ban được mời phát biểu để bảo vệ quan điểm của họ. Thành viên thiểu số của Tiểu ban Hiến pháp là những thành viên có quan điểm khác với quan điểm của đa số trong tiểu ban, và quan điểm thiểu số của họ đã không được phản ánh trong bản dự thảo. Tuy vậy, quy trình lập hiến bảo đảm quyền phát biểu của ý kiến thiểu số đó, để toàn thể Quốc hội được biết quan điểm của họ. Như vậy, họ có cơ hội thuyết phục Quốc hội lập hiến một lần nữa. Đó là tinh thần tôn trọng đa nguyên và dân chủ: đa số thắng thiểu số, nhưng đa số không thể tước đi quyền ngôn luận của thiểu số.

Tương tự như vậy, mỗi đại biểu đều có quyền góp ý trong việc thảo luận mỗi điều khoản cụ thể của Hiến pháp. Nếu Quốc hội chưa thể thống nhất ngay được với các đề xuất mới, Tiểu ban Hiến pháp được giao nhiệm vụ thảo luận lại câu chữ của đề xuất, và đưa ra trước Quốc hội để thảo luận trong kỳ họp sau. Ví dụ, đại biểu Công giáo – cha Tín –  yêu cầu thêm quyền tự do giáo dục vào điều 15 Hiến pháp. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi và kéo dài mà không ngã ngũ, chủ tịch Quốc hội giao cho Tiểu ban hiến pháp nghiên cứu lại điều này. Đề xuất này sau đó được đưa vào Hiến pháp 1946: “quyền tự do mở trường học” nhưng vẫn phải theo chương trình của Nhà nước1. Ví dụ này chứng tỏ hai điều: quá trình thảo luận Hiến pháp 1946 là nghiêm túc, sôi nổi và đa nguyên; nhưng quan điểm của đa số vẫn dè dặt mở rộng các quyền tự do và mong muốn kiểm soát các quyền tự do đó.

Trước khi bản dự thảo hiến pháp bắt đầu được thảo luận, và sau khi bản dự thảo đã được thông qua, đại diện các đảng chính trị và các đại biểu độc lập được mời phát biểu ý kiến. Có ý kiến phản đối bản dự thảo, như đại biểu Quốc Dân Đảng Phạm Gia Độ hay Trần Trung Dung  phản đối chế độ một viện, một cơ chế sẽ dẫn đến độc tài của đa số; hay đại biểu độc lập Nguyễn Sơn Hà, doanh nhân Hải Phòng, phản đối bản Hiến pháp vì trong đó không ghi nhận quyền tự do doanh thương. Có ý kiến chưa hài lòng với bản dự thảo, như đại biểu Mác-xít hay Xã hội, vì quyền lợi giới cần lao chưa được bảo vệ đủ. Có ý kiến hoàn toàn hoan nghênh. Cha Trực, đại diện Công giáo còn phát biểu, sau khi đọc dự thảo, rằng ông đã yên tâm rằng Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoàn toàn là một thể chế cộng hòa, chứ không phải cộng sản như nhiều người đã lo ngại. Tất cả những ý kiến đó đã được ghi lại trong báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của mặt trận Việt Minh2.

Hạn chế của Hiến pháp 1946: Tập quyền chứ không phải phân quyền

Hiến pháp 1946 cần được đánh giá trong bối cảnh lịch sử của nó, thì mới có thể rút ra những bài học thực tiễn và hữu ích.

Bản Hiến pháp này được soạn thảo, thảo luận và thông qua trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Pháp, vốn toan tính quay trở lại áp đặt cai trị thuộc địa ở Đông Dương. Dù rằng có lẽ các đại biểu Quốc hội lập hiến không ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ tái diễn chỉ một tháng sau khi bản hiến pháp được thông qua (ngày 19 tháng 12 năm 1946), không khí chung của thời điểm tháng 11 năm 1946 là sự cảnh giác và tinh thần bảo vệ nền độc lập và kiến thiết quốc gia. Đa số đại biểu Việt Minh đã cho rằng bản Hiến pháp phải đặt độc lập quốc gia và hoàn cảnh thực tế lên hàng đầu, có nghĩa rằng lợi ích tập thể đặt trước quyền lợi cá nhân, quyền lợi giai cấp. Ông Nguyễn Đình Thi, phát ngôn nhân của mặt trận Việt Minh, đã phát biểu về “cái căn bản của lập hiến” như sau: “Khi lập hiến, phải làm thế nào cho hợp với tình trạng xã hội. Ở nước ta, cái đích chính là giải phóng dân tộc. Nhưng chúng ta không quên rằng nước ta chưa được hoàn toàn độc lập. Muốn phản chiếu được thực trạng xã hội, hiến pháp Việt Nam phải là một lợi khí của tổ chức nhân dân để giải phóng dân tộc… Phải làm thế nào cho tất cả mọi giai cấp, mọi giới trong dân tộc sát cách nhau tranh đấu để dành được quyền lợi cho nước.”

Chính vì đa số trong Quốc hội lập hiến 1946 đã đặt tinh thần kiến thiết và bảo vệ quốc gia lên hàng đầu, cơ chế quyền lực Nhà nước của Hiến pháp 1946 thực ra là cơ chế tập quyền để kiến tạo một nhà nước mạnh. Nghị viện chỉ có một viện. Nghị viện bầu ra Chủ tịch nước, với 2/3 số đại biểu tán thành; hoặc nếu sau lần bầu thứ nhất không có đủ 2/3 phiếu thuận, trong lần bầu thứ 2, chỉ cần đa số Nghị viện là đủ để bầu Chủ tịch nước (điều 45). Chủ tịch nước chọn Thủ tướng với chuẩn thuận của Nghị viện (Điều 47). Mà Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Chủ tịch nước chắc chắn sẽ phục tùng các chính sách của Chủ tịch nước. Thêm vào đó, mỗi sắc lệnh của chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước (điều 53). Chữ ký này đảm bảo tiếng nói của Chủ tịch nước phải được tôn trọng trong các quyết định của Nội các. Theo cơ chế này, quyền lực của Chủ tịch nước rất lớn: có sự hậu thuẫn của đa số nghị viện, và nắm quyền hành pháp cao nhất. Cơ chế này không chỉ có thể dẫn đến “độc tài của đa số,” mà có nguy cơ dẫn đến độc tài cá nhân với sự hậu thuẫn của đa số đại biểu viện lập pháp… Không hề có cơ chế đối trọng quyền lực của hành pháp: không có một viện lập pháp thứ hai; không có cơ quan bảo hiến.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn trong bài viết “Bài học từ Hiến pháp 1946: Ý chí nhân dân” đăng trên Tia Sáng 24/09/2011, có đề cập đến cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm với Nội các như một giá trị của Hiến pháp 1946. Nhưng đặt trong tổng thể cơ chế quyền lực của Hiến pháp 1946, vai trò kiểm soát quyền lực của việc bỏ phiếu bất tín nhiệm này là không đáng kể. Quyền lực hành pháp thực sự nằm trong tay Chủ tịch nước chứ không phải Thủ tướng và Nội các. Dù Thủ tướng và nội các có bị bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì Chủ tịch nước, nhân vật thực sự nắm quyền lực, cũng không bị ảnh hưởng gì.

Tòa án có thể có tiềm năng làm đối trọng quyền lực. Nhưng thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, mà bản Hiến pháp 1946 không quy định thêm bất kỳ đảm bảo thực tiễn nào cho độc lập của Tòa án ngoài một tuyên bố chung chung “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69). Tuyên bố này tự nó không làm cho Tòa án độc lập, mà cần một cơ chế cụ thể hơn, ví dụ, một nhiệm kỳ đủ dài để thẩm phán có thể phán xử theo pháp luật mà không phải lo sợ họ có thể bị miễn nhiệm bất kỳ lúc nào nếu phải ra quyết định trái ý các cơ quan quyền lực chính trị; hoặc một hệ thống tự quản của hệ thống Tòa án, để các cơ quan chính trị không thể can thiệp vào các quyết định kỷ luật hay hành chính của ngành Tòa án.

Đây là một điểm mà lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới cần chú trọng giải quyết: kiểm soát quyền lực Nhà nước cần một cơ chế kiểm soát và đối trọng thực tiễn. Chế độ nào cũng tuyên bố “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” hay “ý chí quốc dân là trên hết.” Nhưng chỉ những tuyên bố chính trị chung chung không đủ để đảm bảo dân chủ, pháp trị hay dân quyền. Các cơ chế phân quyền, bầu cử, quy trình lập pháp, cơ quan bảo hiến, mới thực sự là thước đo quyết tâm chính trị trong việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân.

Ngoài ra, Hiến pháp 1946 đã không ghi nhận một số quyền con người cần được đảm bảo trong bối cảnh xã hội ngày nay, ví dụ các quyền về môi trường, hoặc quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục. Một hạn chế khác của Hiến pháp 1946, mà tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn đã từng nêu, là sự thiếu vắng cơ quan kiểm soát tính hợp hiến của các điều luật, hay tính hợp thức của các văn bản của Quốc hội và chính phủ. Nếu không có một cơ quan bảo hiến, dù đó là Tòa án Hiến pháp, chức năng bảo hiến của Tòa án Tối cao, hoặc một hội đồng bảo hiến trực thuộc Quốc hội, bản Hiến pháp dù tiến bộ đến mấy sẽ khó phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước lạm quyền.
Một hạn chế khác của Hiến pháp 1946 là việc hiến pháp này chưa được ban hành và thực thi. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không tập trung vào khía cạnh này, mà chỉ phân tích tinh thần và mô hình của Hiến pháp 1946.

Hiến pháp của toàn dân cần tinh thần đa nguyên của Hiến pháp 1946

Như vậy, Hiến pháp 1946 có nhiều điều đáng để học hỏi, như sự súc tích ngắn gọn, các điều khoản về quyền con người rõ ràng không mập mờ, và đặc biệt là quy trình lập hiến tôn trọng đa nguyên. Tuy vậy, bản Hiến pháp 1946 có những điểm hạn chế, do được thông qua trong bối cảnh chiến tranh gần kề. Cơ chế quyền lực Nhà nước của Hiến pháp 1946 là cơ chế tập quyền, không phải phân quyền. Các điều khoản về dân quyền và nhân quyền cũng chưa đầy đủ, không đáp ứng được nhu cầu bảo vệ các quyền công dân trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa công dân và Nhà nước ngày nay.

Hiểu những hạn chế của Hiến pháp 1946 do bối cảnh lịch sử đem lại là để học những bài học thực tiễn cho lần sửa đổi Hiến pháp tới. Chúng ta không nên hài lòng với một mô hình nào đã có sẵn, dù đó là mô hình nước ngoài hay mô hình hiến pháp từ chính lịch sử, mà cần hiểu những nhu cầu của chính xã hội ngày nay, và cởi mởi tiếp thu mọi ý kiến từ mọi thành phần trong xã hội, để từ đó làm ra một bản Hiến pháp phù hợp với xã hội mà chúng ta đang sống.

Mỗi bản Hiến pháp đều là sản phẩm của thời đại trong đó chúng được làm ra, vì vậy không có bản Hiến pháp nào hoàn hảo. Điều quan trọng là mọi ý kiến đã có cơ hội được phát biểu chưa, mọi đề xuất đã được cân nhắc chưa, và cơ chế hiến pháp có uyển chuyển đủ để cho phép thích ứng với những chuyển biến trong tương lai của xã hội hay không? Quy trình thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 với tinh thần đa nguyên chắc chắn là điều mà lần sửa đổi Hiến pháp lần này chúng ta cần áp dụng và phát huy.

—–

* Nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ

1. Báo Cứu Quốc số 399.

2. Xem báo Cứu Quốc số 394 – 401, từ ngày 2 đến 10 tháng 11 năm 1946.

Hai bài viết của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hường

TÒA ÁN ĐỘC LẬP VÀ CÁC CƠ CHẾ HIẾN ĐỊNH CẦN CÓ , trích từ Tia Sáng
Trần Duy Nguyên & Nguyễn Thị Hường dịch

Toà án độc lập giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nhưng toà án chỉ có thể thực hiện tốt vai trò này khi Hiến pháp bảo vệ tòa án bằng cách minh định các bảo đảm và sự độc lập cần thiết, để toà án có thể đối trọng với các ngành khác trong chính quyền và bảo vệ các quyền con người một cách hữu hiệu.

Toà án là cơ chế quan trọng để bảo đảm việc thực thi Hiến Pháp

Một quốc gia có thể có một bản hiến pháp với những lời lẽ thật hoa mỹ mà không có tác dụng gì trong thực tế, nếu không có cơ chế thi hành bản Hiến pháp đó. Mọi chính quyền – ngay cả các chính quyền tốt và dân chủ – đôi khi cũng vi phạm hiến pháp. Đặc biệt, quyền con người rất dễ bị tổn thương, bởi vì cả lập pháp lẫn hành pháp đều có lợi khi vi phạm quyền của một cá nhân nào đó. Lập pháp hay hành pháp vi phạm quyền con người có thể do thiếu hiểu biết (họ không ý thức được họ đang vi phạm quyền) hoặc vì lo sợ (trong tình trạng khẩn cấp quốc gia, khi sự lo âu hoảng hốt dâng cao), hoặc chỉ vì họ cho rằng có những mục tiêu quan trọng hơn là quyền con người (như lợi ích của chính họ hay nguyện vọng của các cử tri của họ). Trong các trường hợp như vậy, hiến pháp cần minh định một cơ quan độc lập có quyền và trách nhiệm thực thi hiến pháp, trong đó có việc thực thi các điều khoản nhân quyền. Tòa án có thể không phải là cơ chế thi hành hiến pháp duy nhất (và thực sự, có thêm các cơ chế khác như văn phòng kiểm tra đặc biệt, tương tự như mô hình Ombudsman của Đan Mạch, là một ý kiến hay). Nhưng toà án là một cơ quan bảo hiến quan trọng.

Toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền

Toà án phải giữ vai trò giám sát thường xuyên và xông pha trong thực thi hiến pháp: Toà án phải “canh giữ” Hiến pháp khỏi những lạm dụng bởi chính quyền. Để hoàn thành vai trò đó một cách hữu hiệu, toà án phải độc lập với mọi ngành khác trong chính quyền. Nếu thẩm phán chịu sự chi phối của quyền hành pháp hoặc lập pháp – ví dụ như có thể bị Chủ tịch nước tuỳ nghi bãi nhiệm, hoặc bị trừ lương bởi quyết định của ngành Lập pháp – thì họ sẽ  không thể đương đầu kháng cự những vi phạm Hiến pháp của các cơ quan đó. Chỉ khi nào ngành Tòa án được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng và kiểm soát bởi các ngành khác trong chính quyền, Tòa án mới có thể trở thành cơ quan bảo vệ Hiến pháp hữu hiệu.

Tòa án cần một số cơ chế bảo vệ đặc biệt

Để thật sự độc lập với các ngành khác của chính quyền, toà án và các thẩm phán cần một số cơ chế bảo vệ đặc biệt.

1. Các thẩm phán phải được bổ nhiệm qua một thủ tục hạn chế việc các chính trị gia có thể cài những người thân cận, như bạn bè hoặc thân hữu hoặc cử tri, vào tòa án. Mục đích là để đảm bảo các thẩm phán được bổ nhiệm do trình độ và khả năng, cũng như do tinh thần trách nhiệm và ý thức đạo đức nghề nghiệp của họ. Để đạt được điều này, một trong những cách tốt nhất là đề ra thủ tục bổ nhiệm trong đó nghiệp đoàn độc lập của giới luật sư, hay luật sư đoàn, chịu trách nhiệm đưa ra một danh sách các ứng viên cho các vị trí thẩm phán. Các nghiệp đoàn này tất nhiên phải độc lập với chính quyền. Chỉ khi nào có sự độc lập đó, họ mới có thể có động lực kiến tạo và giữ gìn các tiêu chuẩn khắt khe về khả năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, để có thể nâng cao uy tín cho ngành nghề của họ. Các ứng viên vào vị trí thẩm phán phải là những người có uy tín trong ngành luật vì sự hiểu biết và khả năng phán xét của họ. Khi có vị trí thẩm phán nào cần bổ nhiệm, ngành hành pháp phải chọn một trong các ứng viên trong danh sách đó. Ngoài ra, một hội đồng các thẩm phán đương nhiệm cũng có thể tự lập ra một danh sách các ứng viên tương tự cho các vị trí thẩm phán cần bổ nhiệm trong tương lai.

2. Các thẩm phán, một khi đã được bổ nhiệm, phải được bảo đảm nhiệm kỳ làm việc lâu dài. Nhiệm kỳ này có thể là suốt đời hoặc một thời gian nhất định nào đó, nhưng thời gian đó phải đủ dài (từ 10 đến 20 năm có thể là một lựa chọn) để các thẩm phán có thể trau dồi kỹ năng chuyên môn mà không phải lo âu về việc làm trong tương lai trong khoảng thời gian đủ dài đó. Nhiệm kỳ của họ cũng có thể được tính theo tuổi của thẩm phán, ví dụ, nhiệm kỳ của một thẩm phán có thể kéo dài đến tuổi 70. Điều quan trọng là vị trí thẩm phán được bảo đảm trong một khoảng thời gian cụ thể và đủ dài, để các thẩm phán yên tâm làm việc. Thêm vào đó, Hiến Pháp cần bảo đảm rằng một khi đã được bổ nhiệm, một thẩm phán không bị bãi nhiệm trước khi nhiệm kỳ kết thúc, trừ khi có bằng chứng thẩm phán đó đã có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Tiêu chuẩn và thủ tục bãi nhiệm cũng phải được quy định rõ ràng trong Hiến pháp (ví dụ, ai quyết định tiêu chuẩn bãi nhiệm đã hội đủ: tòa án cấp cao hơn hay ngành lập pháp?). Mục đích là để công việc của thẩm phán được bảo đảm ổn định trong thời gian tại chức, và thẩm phán không thể bị mất việc trừ phi có những sai phạm nghiêm trọng. Có như vậy các thẩm phán mới có thể đưa ra các phán quyết mà không sợ bị buộc cách chức vì các phán quyết đó.

3. Lương của thẩm phán trong thời gian tại chức cũng phải được bảo đảm. Lập pháp hay hành pháp chỉ được quyền thay đổi mức lương dành cho thẩm phán với hai điều kiện: (1) các thay đổi, nếu có, sẽ được áp dụng đồng bộ (tức là chúng được áp dụng cho tất cả các thẩm phán cùng cấp, chứ không chỉ riêng cho cá nhân nào); và (2) các thay đổi không được hồi tố (tức là chúng chỉ áp dụng cho những thẩm phán được bổ nhiệm sau đó vào các vị trí liên quan, chứ không áp dụng cho những thẩm phán đang tại vị). Đây là hình thức bảo vệ các thẩm phán, để các cơ quan chính trị không thể trả thù cá nhân một thẩm phán vì một phán quyết họ không thích, bằng cách cắt giảm lương của thẩm phán đó.

4. Ngành Tòa án cần nắm quyền kiểm soát các công việc hành chính nội bộ của ngành mình. Các công việc điều hành nội bộ có thể gồm có việc cử các thẩm phán nào xét xử vụ án nào, số tiền dành cho quản trị ngành được chi tiêu như thế nào, nhân viên hành chính được tuyển dụng hay sa thải ra sao, v.v. Nếu bên lập pháp hoặc hành pháp có thể can dự vào những vấn đề điều hành chi tiết như vậy, họ có thể gây nhiều khó khăn cho các thẩm phán mà họ không ưa. Qua sự can dự hành chính đó, họ cũng có thể gây ảnh hưởng lên các phán quyết của thẩm phán thông qua việc điều khiển nhân sự và phân bổ công việc của toà án. Ví dụ, các thẩm phán thường tuyển dụng phụ tá pháp lý. Nếu hành pháp có thể quyết định ai sẽ được tuyển vào các vị trí phụ tá để giúp trong việc nghiên cứu pháp lý và soạn thảo phán quyết, họ có thể chọn những người tìm cách thúc đẩy nghị trình lập pháp (thay vì đề cao án lệ và công lý trong từng vụ án cụ thể), và có thể gây ảnh hưởng lên kết quả phán xử của các vụ án.  Chỉ khi toàn quyền điều hành các công việc nội bộ, tòa án mới có thể thực sự độc lập với các ngành khác trong chính quyền.

KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC

theo Tia Sáng
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch

Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.

1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.

Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.

“Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.”

Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.

Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.

2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.

Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.

Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.

3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau

Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.

Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.

Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.

* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi làchính thể liên bang.

* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.

* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.

4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.

Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.

Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế..

 

HỌC TỪ HIẾN PHÁP 1946: CẦN NHÌN NHẬN CẢ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ

 

Nguyễn Thị Hường*, theo Tia Sáng

Trong cuộc thảo luận Hiến pháp những năm gần đây, bản Hiến pháp 1946 được nhắc đến nhiều, như một bản Hiến pháp mẫu mực, phản ánh chân thực tinh thần pháp quyền. Vì vậy có không ít người đề nghị cuộc sửa đổi Hiến pháp sắp tới chỉ cần quay lại mô hình đó là đủ. Nhưng nếu phân tích bản Hiến pháp 1946 trong bối cảnh lịch sử của nó, tôi e rằng để đạt được mục tiêu Nhà nước pháp quyền, chúng ta cần phải có một cơ chế tiến bộ hơn Hiến pháp 1946.

Sau khi thảo luận các ưu điểm cần học hỏi, tôi sẽ phân tích những hạn chế của Hiến pháp 1946, và những thận trọng cần có khi học tập từ mô hình này.

Tinh thần Hiến pháp 1946: trọng đa nguyên

So với Hiến pháp 1992 hiện hành, Hiến pháp 1946 quả thực có nhiều ưu điểm: ngắn gọn, súc tích; các điều khoản về dân quyền rõ ràng, không mập mờ bởi cụm từ “theo quy định của pháp luật”; phân định rõ quyền lập pháp, hành pháp, tòa án. Đặc biệt, hệ thống Tòa án tổ chức theo cấp xét xử, chứ không theo địa phận hành chính. Cách tổ chức hệ thống Tòa án theo địa phận hành chính như hiện nay khiến Tòa án thành “cấp dưới,” bị chi phối bởi các cơ quan hành pháp địa phương. Vì vậy cơ chế này thất bại trong việc bảo đảm tính độc lập của Tòa án để đối trọng quyền lực chính trị, bảo vệ quyền lợi người dân.

Quan trọng hơn cả, bản Hiến pháp 1946 được thông qua bởi một Quốc hội lập hiến đa đảng, trong đó nguyên tắc đa nguyên được tôn trọng. Quốc hội năm 1946 bao gồm các đảng chính trị và đoàn thể thuộc mặt trận Việt Minh, như Đảng Dân Chủ, Đảng Xã hội, nhóm Mác-xít. Các tổ chức đối lập có Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài ra còn nhiều đại biểu độc lập, tiêu biểu là như ông Nguyễn Sơn Hà doanh nhân Hải Phòng, người đã không bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 1946 vì Hiến pháp không công nhận quyền tự do doanh thương; các đại biểu dân tộc thiểu số (ông Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Khánh Kim, những người cổ vũ quyền quốc dân thiểu số); các đại biểu tôn giáo (cha Tín, người đề xuất thêm quyền tự do giáo dục, cha Trực, sư Thích Mục Thể); các đại biểu phụ nữ, tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ khi thảo luận điều 12 về bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. 

Trong quá trình thảo luận Hiến pháp 1946, nguyên tắc đa nguyên về cơ bản được tôn trọng. Các đảng chính trị và các đại biểu độc lập đều có quyền lên tiếng bảo vệ quan điểm của họ. Ngày 2 tháng 11 năm 1946, kỳ họp thứ hai của Quốc hội lập hiến bắt đầu thảo luận bản dự thảo Hiến pháp. Sau khi thuyết trình viên của Tiểu ban Hiến pháp, ông Đỗ Đức Dục (luật gia thuộc Đảng Dân Chủ), báo cáo các nguyên tắc chính và nội dung cơ bản của bản dự thảo đã được tiểu ban thống nhất, thành viên thiểu số của Tiểu ban được mời phát biểu để bảo vệ quan điểm của họ. Thành viên thiểu số của Tiểu ban Hiến pháp là những thành viên có quan điểm khác với quan điểm của đa số trong tiểu ban, và quan điểm thiểu số của họ đã không được phản ánh trong bản dự thảo. Tuy vậy, quy trình lập hiến bảo đảm quyền phát biểu của ý kiến thiểu số đó, để toàn thể Quốc hội được biết quan điểm của họ. Như vậy, họ có cơ hội thuyết phục Quốc hội lập hiến một lần nữa. Đó là tinh thần tôn trọng đa nguyên và dân chủ: đa số thắng thiểu số, nhưng đa số không thể tước đi quyền ngôn luận của thiểu số.

Tương tự như vậy, mỗi đại biểu đều có quyền góp ý trong việc thảo luận mỗi điều khoản cụ thể của Hiến pháp. Nếu Quốc hội chưa thể thống nhất ngay được với các đề xuất mới, Tiểu ban Hiến pháp được giao nhiệm vụ thảo luận lại câu chữ của đề xuất, và đưa ra trước Quốc hội để thảo luận trong kỳ họp sau. Ví dụ, đại biểu Công giáo – cha Tín –  yêu cầu thêm quyền tự do giáo dục vào điều 15 Hiến pháp. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi và kéo dài mà không ngã ngũ, chủ tịch Quốc hội giao cho Tiểu ban hiến pháp nghiên cứu lại điều này. Đề xuất này sau đó được đưa vào Hiến pháp 1946: “quyền tự do mở trường học” nhưng vẫn phải theo chương trình của Nhà nước1. Ví dụ này chứng tỏ hai điều: quá trình thảo luận Hiến pháp 1946 là nghiêm túc, sôi nổi và đa nguyên; nhưng quan điểm của đa số vẫn dè dặt mở rộng các quyền tự do và mong muốn kiểm soát các quyền tự do đó.

Trước khi bản dự thảo hiến pháp bắt đầu được thảo luận, và sau khi bản dự thảo đã được thông qua, đại diện các đảng chính trị và các đại biểu độc lập được mời phát biểu ý kiến. Có ý kiến phản đối bản dự thảo, như đại biểu Quốc Dân Đảng Phạm Gia Độ hay Trần Trung Dung  phản đối chế độ một viện, một cơ chế sẽ dẫn đến độc tài của đa số; hay đại biểu độc lập Nguyễn Sơn Hà, doanh nhân Hải Phòng, phản đối bản Hiến pháp vì trong đó không ghi nhận quyền tự do doanh thương. Có ý kiến chưa hài lòng với bản dự thảo, như đại biểu Mác-xít hay Xã hội, vì quyền lợi giới cần lao chưa được bảo vệ đủ. Có ý kiến hoàn toàn hoan nghênh. Cha Trực, đại diện Công giáo còn phát biểu, sau khi đọc dự thảo, rằng ông đã yên tâm rằng Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoàn toàn là một thể chế cộng hòa, chứ không phải cộng sản như nhiều người đã lo ngại. Tất cả những ý kiến đó đã được ghi lại trong báo Cứu quốc, cơ quan ngôn luận của mặt trận Việt Minh2.

Hạn chế của Hiến pháp 1946: Tập quyền chứ không phải phân quyền

Hiến pháp 1946 cần được đánh giá trong bối cảnh lịch sử của nó, thì mới có thể rút ra những bài học thực tiễn và hữu ích.

Bản Hiến pháp này được soạn thảo, thảo luận và thông qua trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Pháp, vốn toan tính quay trở lại áp đặt cai trị thuộc địa ở Đông Dương. Dù rằng có lẽ các đại biểu Quốc hội lập hiến không ai nghĩ rằng chiến tranh sẽ tái diễn chỉ một tháng sau khi bản hiến pháp được thông qua (ngày 19 tháng 12 năm 1946), không khí chung của thời điểm tháng 11 năm 1946 là sự cảnh giác và tinh thần bảo vệ nền độc lập và kiến thiết quốc gia. Đa số đại biểu Việt Minh đã cho rằng bản Hiến pháp phải đặt độc lập quốc gia và hoàn cảnh thực tế lên hàng đầu, có nghĩa rằng lợi ích tập thể đặt trước quyền lợi cá nhân, quyền lợi giai cấp. Ông Nguyễn Đình Thi, phát ngôn nhân của mặt trận Việt Minh, đã phát biểu về “cái căn bản của lập hiến” như sau: “Khi lập hiến, phải làm thế nào cho hợp với tình trạng xã hội. Ở nước ta, cái đích chính là giải phóng dân tộc. Nhưng chúng ta không quên rằng nước ta chưa được hoàn toàn độc lập. Muốn phản chiếu được thực trạng xã hội, hiến pháp Việt Nam phải là một lợi khí của tổ chức nhân dân để giải phóng dân tộc… Phải làm thế nào cho tất cả mọi giai cấp, mọi giới trong dân tộc sát cách nhau tranh đấu để dành được quyền lợi cho nước.”

Chính vì đa số trong Quốc hội lập hiến 1946 đã đặt tinh thần kiến thiết và bảo vệ quốc gia lên hàng đầu, cơ chế quyền lực Nhà nước của Hiến pháp 1946 thực ra là cơ chế tập quyền để kiến tạo một nhà nước mạnh. Nghị viện chỉ có một viện. Nghị viện bầu ra Chủ tịch nước, với 2/3 số đại biểu tán thành; hoặc nếu sau lần bầu thứ nhất không có đủ 2/3 phiếu thuận, trong lần bầu thứ 2, chỉ cần đa số Nghị viện là đủ để bầu Chủ tịch nước (điều 45). Chủ tịch nước chọn Thủ tướng với chuẩn thuận của Nghị viện (Điều 47). Mà Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Chủ tịch nước chắc chắn sẽ phục tùng các chính sách của Chủ tịch nước. Thêm vào đó, mỗi sắc lệnh của chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước (điều 53). Chữ ký này đảm bảo tiếng nói của Chủ tịch nước phải được tôn trọng trong các quyết định của Nội các. Theo cơ chế này, quyền lực của Chủ tịch nước rất lớn: có sự hậu thuẫn của đa số nghị viện, và nắm quyền hành pháp cao nhất. Cơ chế này không chỉ có thể dẫn đến “độc tài của đa số,” mà có nguy cơ dẫn đến độc tài cá nhân với sự hậu thuẫn của đa số đại biểu viện lập pháp… Không hề có cơ chế đối trọng quyền lực của hành pháp: không có một viện lập pháp thứ hai; không có cơ quan bảo hiến.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn trong bài viết “Bài học từ Hiến pháp 1946: Ý chí nhân dân” đăng trên Tia Sáng 24/09/2011, có đề cập đến cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm với Nội các như một giá trị của Hiến pháp 1946. Nhưng đặt trong tổng thể cơ chế quyền lực của Hiến pháp 1946, vai trò kiểm soát quyền lực của việc bỏ phiếu bất tín nhiệm này là không đáng kể. Quyền lực hành pháp thực sự nằm trong tay Chủ tịch nước chứ không phải Thủ tướng và Nội các. Dù Thủ tướng và nội các có bị bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì Chủ tịch nước, nhân vật thực sự nắm quyền lực, cũng không bị ảnh hưởng gì.

Tòa án có thể có tiềm năng làm đối trọng quyền lực. Nhưng thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm, mà bản Hiến pháp 1946 không quy định thêm bất kỳ đảm bảo thực tiễn nào cho độc lập của Tòa án ngoài một tuyên bố chung chung “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69). Tuyên bố này tự nó không làm cho Tòa án độc lập, mà cần một cơ chế cụ thể hơn, ví dụ, một nhiệm kỳ đủ dài để thẩm phán có thể phán xử theo pháp luật mà không phải lo sợ họ có thể bị miễn nhiệm bất kỳ lúc nào nếu phải ra quyết định trái ý các cơ quan quyền lực chính trị; hoặc một hệ thống tự quản của hệ thống Tòa án, để các cơ quan chính trị không thể can thiệp vào các quyết định kỷ luật hay hành chính của ngành Tòa án.

Đây là một điểm mà lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới cần chú trọng giải quyết: kiểm soát quyền lực Nhà nước cần một cơ chế kiểm soát và đối trọng thực tiễn. Chế độ nào cũng tuyên bố “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” hay “ý chí quốc dân là trên hết.” Nhưng chỉ những tuyên bố chính trị chung chung không đủ để đảm bảo dân chủ, pháp trị hay dân quyền. Các cơ chế phân quyền, bầu cử, quy trình lập pháp, cơ quan bảo hiến, mới thực sự là thước đo quyết tâm chính trị trong việc bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân.

Ngoài ra, Hiến pháp 1946 đã không ghi nhận một số quyền con người cần được đảm bảo trong bối cảnh xã hội ngày nay, ví dụ các quyền về môi trường, hoặc quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dục. Một hạn chế khác của Hiến pháp 1946, mà tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn đã từng nêu, là sự thiếu vắng cơ quan kiểm soát tính hợp hiến của các điều luật, hay tính hợp thức của các văn bản của Quốc hội và chính phủ. Nếu không có một cơ quan bảo hiến, dù đó là Tòa án Hiến pháp, chức năng bảo hiến của Tòa án Tối cao, hoặc một hội đồng bảo hiến trực thuộc Quốc hội, bản Hiến pháp dù tiến bộ đến mấy sẽ khó phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước lạm quyền.
Một hạn chế khác của Hiến pháp 1946 là việc hiến pháp này chưa được ban hành và thực thi. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không tập trung vào khía cạnh này, mà chỉ phân tích tinh thần và mô hình của Hiến pháp 1946.

Hiến pháp của toàn dân cần tinh thần đa nguyên của Hiến pháp 1946

Như vậy, Hiến pháp 1946 có nhiều điều đáng để học hỏi, như sự súc tích ngắn gọn, các điều khoản về quyền con người rõ ràng không mập mờ, và đặc biệt là quy trình lập hiến tôn trọng đa nguyên. Tuy vậy, bản Hiến pháp 1946 có những điểm hạn chế, do được thông qua trong bối cảnh chiến tranh gần kề. Cơ chế quyền lực Nhà nước của Hiến pháp 1946 là cơ chế tập quyền, không phải phân quyền. Các điều khoản về dân quyền và nhân quyền cũng chưa đầy đủ, không đáp ứng được nhu cầu bảo vệ các quyền công dân trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa công dân và Nhà nước ngày nay.

Hiểu những hạn chế của Hiến pháp 1946 do bối cảnh lịch sử đem lại là để học những bài học thực tiễn cho lần sửa đổi Hiến pháp tới. Chúng ta không nên hài lòng với một mô hình nào đã có sẵn, dù đó là mô hình nước ngoài hay mô hình hiến pháp từ chính lịch sử, mà cần hiểu những nhu cầu của chính xã hội ngày nay, và cởi mởi tiếp thu mọi ý kiến từ mọi thành phần trong xã hội, để từ đó làm ra một bản Hiến pháp phù hợp với xã hội mà chúng ta đang sống.

Mỗi bản Hiến pháp đều là sản phẩm của thời đại trong đó chúng được làm ra, vì vậy không có bản Hiến pháp nào hoàn hảo. Điều quan trọng là mọi ý kiến đã có cơ hội được phát biểu chưa, mọi đề xuất đã được cân nhắc chưa, và cơ chế hiến pháp có uyển chuyển đủ để cho phép thích ứng với những chuyển biến trong tương lai của xã hội hay không? Quy trình thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 với tinh thần đa nguyên chắc chắn là điều mà lần sửa đổi Hiến pháp lần này chúng ta cần áp dụng và phát huy.

—–

* Nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ

1. Báo Cứu Quốc số 399.

2. Xem báo Cứu Quốc số 394 – 401, từ ngày 2 đến 10 tháng 11 năm 1946.

Tiến sĩ Alan Phan: “Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam”

JUNE 6, 2013 BY  61 COMMENTS

Tác Giả : Như Nguyễn

 

(GD&TĐ) – “Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp” – Tiến sĩ Alan Phan – doanh nhân có hơn 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, hiện được biết tới nhiều trong nước với tư cách một chuyên gia kinh tế, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển kinh tế Việt Nam.

Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ

Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.

Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.

Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.

Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.

Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.

Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội

Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc.Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.

Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.

Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù “ông chủ” cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.

Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…

Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.

Global Witness Và Nước Mắt Môi Trường

 

MAY 22, 2013 BY  LEAVE A COMMENT

T/S Alan Phan

22 May 2013

Con người phải hiểu rằng chúng ta không thể sống nếu không có Mẹ Trái Đất, nhưng hành tinh này vẫn có thể sống mà không cần chúng ta.  Evo Morales
 

 Kinh tế phá rừng

 Dù đau xót khi chứng kiến sự tàn phá vô cảm của con người với rừng (lá phổi của trái đất), tôi vẫn chưa nghĩ ra sự thiệt hại về kinh tế cho đến khi đọc bài blog của B/S Hồ Hải vè giá trị của lâm sản. Theo B/S Hải, mỗi m3 của gỗ trắc tốt Việt Nam có giá khoảng 36,000 USD trong khi loại gỗ rẻ nhất cũng thu về hơn 15,000 USD mỗi m3. Một vòng qua google về giá cả của các cây rừng nguyên sinh xác nhận khung giá này.

 Năm 1993, tổng số gỗ trong các khu rừng Việt là 1,025 triệu m3 (khoảng 76 m3/mẫu-hectare trên 14 triệu mẫu diện tích). Vài nghiên cứu khác chỉ ghi nhận đến 728 triệu m3. Giai đoạn 1993 đến 2009, cả nước mất khoảng 7,650 mẫu mỗi năm hay 122,400 mẫu trong 16 năm tương đương với 9.3 triệu m3 gỗ. Nếu tính giá bèo là 15,000USD mỗi m3 gỗ bán ra, các lâm tặc và đồng lõa đã bỏ túi 139 tỷ USD. Đây là một mất mát lớn gấp 30 lần Vinashin, bằng 115% GDP của Viêt Nam trong 2012 và gấp 3 lần số nợ xấu của các ngân hàng theo báo cáo hiện nay. Số tiền này có thể xây 7 triệu nhà xã hội (20,000 USD mỗi căn) để tặng không cho các hộ nghèo; hay trả tiền ăn học cho 25 triệu trẻ em miền sâu miền xa trong 12 năm học (trung bình 500 USD/năm/em).

 Dĩ nhiên, tôi và đến 99% dân số không có thẩm quyền gì về pháp luật nên những phân tích…chỉ là những phân tích. Tuy nhiên, sự im lặng tuyệt đối của xã hội với một vấn nạn kinh tế tầm cỡ này là một điều khó nuốt cho mỗi bữa ăn.

 Global Witness

 Nhìn lại hoạt động của Global Witness (GW) trong 20 năm vừa qua, chúng ta nhận thấy là GW đã trung thực đi đúng với tôn chỉ và mục tiêu của tổ chức. Một là giúp cho những hộ nghèo ở vùng có tài nguyên không bị các thế lực tư bản hay quan chức “móc túi” cho nghèo thêm; hai là bảo vệ môi trường “sống” cho toàn cư dân của trái đất. Họ đã thành công ngăn chận “kỹ nghệ kim cương máu” ở Phi Châu cũng như những tàn phá rừng và khai thác gỗ ở Campuchia thời Khmer Đỏ, ở Indonesia, ở Liberia, ở Myanmar…

 Phương thức hoạt động của họ không nhắm vào quan chức hay công ty địa phương, mà vào các nhà tư bản Tây phương đang đổ tiền tài trợ cho các dự án này Trong phi vụ kim cương máu”, mục tiêu chính là tập đoàn kim cương lớn nhất thế giới, DeBeers. Khi bị áp lực của dư luận người tiêu dùng không muốn vấy bẩn vào “kim cương máu”, DeBeers ngưng thu mua và thị trường teo tóp ngay qua đêm. Mục tiêu khi tấn công vào việc phá rừng khai thác lâm sản của các quốc gia đã nêu tên là vào các nhà tài trợ dự án và các công ty mua bán gỗ.

 GW làm việc hoàn toàn dựa trên nguyên lý tư bản,” Khi dòng tiền ngưng chảy vào một lãnh vực kinh doanh, các dự án sẽ tự hủy diệt theo thời gian”. Người Tàu hay nói, “con cá nó sống vì nước”.

 Vì được tài trợ một phần bởi các chánh phủ Anh, Mỹ, Âu…GW không bao giờ đụng trực tiếp đến các tầng lớp chánh phủ hay quan chức, vì đây là phạm trù của Bộ Ngoại Giao của các chánh phủ tài trợ cho họ. GW biết nên không bao giờ lấn sân qua các hoạt động chánh trị hay đánh đấm với các công ty địa phương.

 Cho nên khá khôi hài khi các công ty Việt Nam có tên trong bản cáo buộc của GW lên tiếng phản bác, phủ nhận hay mời GW dến thăm quan cơ sở. Cũng như khi các chánh phủ Việt, Miên, Lào…vội kết tội “phản động” cho GW với chiếc mũ “thế lực thù địch”. Cả trăm tờ báo lề phải được huy động hay trả tiền để bới móc, lăng mạ GW hay nhà sáng lập George Soros. Các ngài đã phản ứng quá nhanh, quá nhậy và tốn tiền cũng như thời giờ vô ích.Tất cả các mạng truyền thông thế giới không chút quan tâm đến các phản bác của các ngài và chỉ đợi phản ứng chính thức từ các nhà tư bản tài trợ như Deutsche Bank, IFC, Temasek Holdings, BIDV hay quỹ Jaccar…

Tư bản có trách nhiệm

 GW là một công cụ của thế giới tư bản để chống lại những lạm dụng quá đà của quyền lực. Những nhà tư bản thường cho là mình “bất bại” và trong mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho công ty, các nhà quản lý đôi khi vượt qua ranh giới của lương tâm để đạt “chiến thắng”. Những hoạt động vô vụ lợi của GW là tiếng còi báo động sớm cho các công ty đa quốc, các ngân hang, quỹ đầu tư thế giới cũng như các mạng truyền thông chính thống khác.

 GW (và các nhóm vô vụ lợi khác của toàn cầu) cộng với tự do ngôn luận là những rào cản hữu hiệu để nền kinh tế tư bản có được một chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm với xã hội chung quanh. Vì lòng tham con người là vô hạn nên chúng ta cần những công cụ như GW, dựa trên những lý tưởng đáng ca ngợi của tuổi trẻ còn biết cảm xúc với những nỗi đau của con người và thiên nhiên. Đó mới thực sự là cốt lõi của văn hóa và văn minh nhân loại.

 Lại chuyện mất hay được?

 Một câu hỏi khác của một nhà báo cũng làm tôi phải suy nghĩ. Là người Việt, ông phải ủng hộ doanh nhân Việt chống lại bọn “ngoại xâm”. Ông nghĩ thế nào về hậu quả kinh tế cho ngành cao su Việt Nam khi đối diện với cáo buộc của GW?

 Thú thật, tôi yêu quê hương nhưng không có một lòng ái quốc cuồng tín.  Tôi tự hào với thành quả tốt đẹp mà các sinh viên, các khoa học gia, các doanh nhân Việt đã gặt hái trên khắp thế giới. Nhưng tôi cũng xấu hổ khi đọc về những tội phạm ma túy, xã hội đen Việt…trên các mạng truyền thông toàn cầu. Tôi xấu hổ khi phần lớn đối tác, bạn bè, sinh viên ngoại…vẫn nghĩ đến Việt Nam như là một banana republic (cộng hòa quả chuối).

 Về hệ quả kinh tế, chúng ta sẽ thâu nhặt những gì chúng ta đã gây trồng. Nếu các nhóm môi trường và các định chế truyền thông khác tham gia để tăng cường độ của lời cáo buộc, tôi nghĩ là nhiều cổ đông hay quỹ đầu tư sẽ rút ra khỏi các dự án cao su của Đông Dương để tránh tai tiếng. Ngoài sự thiếu hụt cho dòng tiền luân chuyển, các công ty có thể còn bị sức ép về giá cả nếu các nhà tiêu dùng lớn tìm nguồn cung cấp khác ngoài Đông Dương. Đây là rủi ro lớn nhất về lâu dài.

 Tuy nhiên, sau khi bỏ túi ngon lành 139 tỷ đô la trong 16 năm qua, các đại gia Việt có thể mất vài tỷ đô la? Chỉ là muối bỏ biển. Các chân dài kiếm nhiều hơn thế từ các đại gia trong 6 năm qua.

Alan Phan

http://luanvan.co/luan-van/hien-trang-suy-giam-tai-nguyen-rung-o-viet-nam-6146/

NHNN lấy đâu ra tiền cho vay mua nhà và mua nợ xấu?

 

Đối với người không chuyên như chúng ta, có lẽ cũng không cần hiểu “tài khóa” và “tiền tệ” là gì, khác nhau như thế nào. Khổ nỗi, chúng là những khái niệm cơ bản để hiểu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy đâu ra tiền để rót vào bất động sản cũng như lấy đâu ra tiền để giải quyết đống nợ xấu mà không sử dụng đến ngân sách.
 
Tài khóa khác tiền tệ
 
Nói một cách đơn giản hóa, Bộ Tài chính lo các “chính sách tài khóa”; Ngân hàng Nhà nước lo các “chính sách tiền tệ”.
 
“Chính sách tài khóa” thì liên quan đến việc tăng (giảm) thuế, tăng (giảm) mức chi tiêu của chính phủ. Chính phủ thu thuế và các nguồn khác vào ngân sách để có tiền mà chi tiêu. Chi nhiều hơn thu sẽ dẫn tới bội chi, lúc đó phải vay tiền về mà tiêu. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân hoặc tăng đầu tư từ ngân sách nhưng chính sách tài khóa như thế có giới hạn nhất định vì giảm thuế mãi lấy tiền đâu để ngân sách đầu tư ra xã hội. Chi tiêu như thế phải được Quốc hội phê duyệt hàng năm.
 
“Chính sách tiền tệ” thì liên quan đến lãi suất và nguồn cung tiền. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN có thể tăng nguồn cung tiền và nhờ đó giảm lãi suất. Lãi suất giảm thì kích thích doanh nghiệp đầu tư. Nhưng tiền bơm ra đến một mức nào đó sẽ gây ra lạm phát. Hay nói cách khác khi lạm phát cao thì NHNN phải tăng lãi suất, giảm cung tiền.
 
Nay 30.000 tỷ đồng bơm ra thị trường cho người dân vay để mua nhà và doanh nghiệp vay để xây nhà xã hội là từ bên nào? Không phải từ bên tài khóa (Bộ Tài chính) vì ngân sách đang thâm hụt, lấy đâu ra tiền mà bơm cho bất động sản. Mà lấy từ ngân sách thì phải báo cáo xin phép Quốc hội phiền phức lắm.
 
30.000 tỷ đồng này lấy từ NHNN. Vậy câu hỏi là NHNN lấy đâu ra tiền để làm chuyện này? Câu trả lời rất đơn giản: NHNN in tiền.
 
In tiền như thế nào?
 
Ở đây lại cần phải nói cho rõ: Hàng năm NHNN phải in một lượng tiền giấy nhất định (in tiền theo nghĩa đen) để thay thế tiền cũ, rách nát và bổ sung vào lượng tiền mặt đang lưu hành trên thị trường theo kế hoạch đã định trước. Còn nói NHNN “in tiền” đối với khoản 30.000 tỷ đồng nói trên là nói theo nghĩa bóng. Không có chuyện máy in chạy rầm rập in ra chừng ấy tiền mà đơn giản là NHNN ghi có một khoản tiền như thế cho các ngân hàng tham gia chương trình. Các ngân hàng lúc này lấy tiền ra để cho vay. Khỏe re!
 
Nếu mọi việc êm xuôi, 10 năm sau khách hàng trả nợ, ngân hàng thương mại trả lại cho NHNN, tức xóa đi cái khoản ghi nợ ngày xưa. Ai nấy đều vui vẻ.
 
Nhưng sự đời thường không êm xuôi.
 
Đầu tiên, hành động của NHNN đó gọi chính thức là “tái cấp vốn”, nghe rất mơ hồ, khó hiểu. Thực chất, đây là cách NHNN cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho ngân hàng, đặc biệt khi ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Chú ý đến từ “ngắn hạn” – tức dưới một năm. Nay NHNN lách chuyện “ngắn hạn” bằng cách quy định: “Thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Việc tự động gia hạn được thực hiện tối đa kéo dài đến ngày 01/6/2023”. Cũng thật là khỏe re một kỹ thuật lách luật!
 
Thứ hai, luật cũng có nói, để được tái cấp vốn, ngân hàng phải đem một cái gì đó lên thế chấp với NHNN (như cầm cố trái phiếu), ở đây không thấy nói yêu cầu gì từ phía ngân hàng tham gia.
 
Như đã nói ở trên, tiền bơm vào nền kinh tế như thế sẽ gây áp lực lên lạm phát và nhiều hệ lụy khác. Còn nhớ các lần “bù lãi suất 4%” vào năm 2009 đã vừa gây ra lạm phát, vừa dẫn đến những khoản nợ xấu khổng lồ hiện nay. Giả thử một tỷ lệ nhất định người vay mua nhà không trả được nợ, NHNN sẽ gánh khoản lỗ này.
 
Quan trọng hơn, cái hình thức “tái cấp vốn” dễ dàng như thế đang được NHNN lạm dụng trong nhiều trường hợp khác như hứa hẹn cấp 10.000 tỷ đồng tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên. Rồi sắp tới, giải quyết nợ xấu, NHNN cũng sẽ dùng “chiêu” tái cấp vốn để hóa giải nợ xấu cho các ngân hàng với khoản tiền dự kiến không còn vài chục ngàn mà có thể lên cả trăm ngàn tỷ đồng. Biết bao nhiêu tiền sẽ được “in” ra, biết bao nhiêu rủi ro đang chực chờ phía trước.
 
Mua bán nợ xấu
 
Giả thử bạn cho người hàng xóm vay 100 triệu đồng, đến hạn rồi quá hạn một năm người này vẫn không trả được nợ, nợ biến thành nợ xấu. Đòi không được, bạn tính đến chuyện nhờ một công ty dịch vụ chuyên đi đòi nợ thuê đòi nợ, bên này đòi chi phí đến 50 triệu đồng. Nói cách khác bạn sẽ “bán” khoản nợ 100 triệu đồng cho công ty này với giá 50 triệu, vậy còn hơn không đòi được đồng nào.
 
Như vậy bán một khoản nợ xấu được bao nhiêu là tùy thương lượng giữa bạn và công ty đòi nợ, khả năng đòi khó thì giá còn giảm nữa.
 
Hôm qua Chính phủ vừa ra nghị định thành lập công ty mua bán nợ kiểu như thế nhưng có những đặc điểm rất lạ. Theo dự thảo trước đó, công ty này mua nợ của các ngân hàng bằng mệnh giá (tức ở đây mua đúng 100 triệu luôn), nhưng không trả bằng tiền mặt mà trả bằng tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Xong rồi ngân hàng đem tờ trái phiếu này lên NHNN, đưa cho NHNN như một dạng cầm cố, NHNN mới đưa cho ngân hàng một cục tiền ghi trong sổ sách (gọi là tái cấp vốn như nói ở trên) nhưng cục tiền này không bằng mệnh giá trái phiếu mà nhỏ hơn (kiểu như 100 triệu nợ, giờ chỉ còn 30 triệu, chẳng hạn).
 
–          Lẽ ra công ty mua bán nợ là nơi định giá khoản nợ chứ không phải NHNN.
–          Công ty mua bán nợ không bỏ tiền ra nên thực tế là ngân hàng chủ nợ bán nợ cho NHNN, cái công ty mua bán nợ chỉ là một dạng trung gian.
–          NHNN dùng “chiêu thức” tái cấp vốn nên đúng là không sử dụng ngân sách nhà nước nhưng sẽ phải đảm nhiệm một mớ tài sản xấu, lại phải tung ra thị trường một lượng tiền lớn, gây áp lực lên lạm phát.
–          Lạ nhất là phát biểu của đại diện NHNN: “Các doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được tiếp tục vay vốn của TCTD theo quy định hiện hành”. Nhớ lại ông hàng xóm trên, lẽ ra phải liệt ông vào dạng khó chơi, bắt ổng chịu một phần trách nhiệm nay lại cho ông vay tiếp, lại đẻ ra nợ xấu tiếp.
–          Ở trên bạn bán nợ cho công ty dịch vụ, nơi này sẽ tích cực đi đòi nợ, thu tiền về. Đằng này cái công ty mua bán nợ sắp được thành lập làm sao có đủ người, đủ kinh nghiệm và đủ nguồn lực khác để đi đòi nợ. NHNN thì không thể trực tiếp đi đòi nợ rồi.
–          Thực chất đây chỉ là cách tạm thời chuyển nợ xấu từ ngân hàng qua cái công ty trung gian kia, sổ sách ngân hàng đẹp lên, hy vọng họ sẽ sẵn lòng cho vay tiếp. Còn cái cục nợ kia, hy vọng từ từ doanh nghiệp làm ăn khá trở lại sẽ trả được nợ.
 
Các tổ chức như IMF từng cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên đảm nhiệm những công việc lẽ ra thuộc bên “tài khóa” vì làm thế sẽ gây áp lực lên lạm phát, đi ngược lại vai trò chủ yếu của một ngân hàng trung ương. Thôi đành quan sát chờ xem NHNN sẽ xoay xở thế nào với lạm phát – gói bù lãi suất 4% ngày xưa nay trở thành nợ xấu – nợ xấu được giải quyết bằng tái cấp vốn – để xem nó lại biến thành cái gì nữa đây.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

BBC tiếng Việt

Phạm Chí Dũng, gửi cho BBC từ Sài Gòn

Cập nhật: 04:50 GMT – thứ tư, 8 tháng 5, 2013

1

 

Chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình đã dính líu trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.

Tháng 4/2013, lần đầu tiên từ khi chấp nhiệm chức vụ thống đốc, ông Nguyễn Văn Bình và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành một văn bản chưa có tiền lệ: đề nghị Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an phối hợp xử lý theo pháp luật vụ việc báo Thanh Niên đăng bài “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?”.

Công văn trên, không đóng dấu mật theo nguyên tắc bảo vệ nội bộ, được Ngân hàng Nhà nước tung ra trong một cuộc họp báo cùng ngày với bài đăng tải trên báo Thanh Niên, cho rằng bài báo đã “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông tin sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, tạo sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng… của các cơ quan nhà nước”.

Đúng bảy năm sau vụ PMU18, một lần nữa tờ báo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nguy cơ phải đối mặt với vành móng ngựa.

Chỉ nhẹ nhàng đề cập đến cơ chế tạm xuất – tái nhập vàng, cùng việc tham khảo những số liệu của Hiệp hội vàng thế giới, báo Thanh niên đặt ra câu hỏi phải chăng đã có một cuộc rửa vàng mang lại lời lãi khủng khiếp cho nhóm lợi ích.

Dù bài báo chỉ có vậy, song dường như cơ quan được xem là cánh tay phải của Chính phủ lại vẫn muốn “cánh tay phải của Đảng” không bị nhiễm những thói hư tật xấu của “lề trái”.

Bởi điều luôn bị xem là cố tật khó bỏ của Ngân hàng nhà nước và bản thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại là thói quen mập mờ trong diễn giải thực trạng cùng những số liệu khá bất nhất.

Là một trong những quan chức cao cấp nêu ra nhiều hứa hẹn nhất, vào năm 2012 ông Bình đã thản nhiên khẳng định ông đã “làm những gì đã hứa”.

Một trong “Làm những gì đã hứa” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 20 tháng qua là thành tích “bình ổn thị trường vàng”.

Vàng: Lấy dân nuôi nó?

Suốt từ tháng 10/2011 – thời điểm Ngân hàng Nhà nước chính thức phác ra đề xuất về đề án huy động vàng trong dân mà đã gây tranh cãi sôi động, cho tới nay ngay cả hoạt động nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp 2cũng chưa từng được Ngân hàng Nhà nước công bố theo cách “minh bạch hóa”, từ mà ngân hàng này dùng để trấn an dư luận.

Ngay từ cuối năm 2011, giới chuyên gia phản biện đã rộ lên nhiều ý kiến phản ứng đối với sính ngữ “minh bạch hóa” của Ngân hàng nhà nước.

Nguồn cơn của việc thiếu minh bạch cơ chế nhập khẩu vàng, hiểu một cách đơn giản, là một khi người dân nắm được tình hình cung tương đương hoặc lớn hơn cầu, giá vàng trong nước sẽ bắt buộc phải “bám sát giá thế giới”.

Nhưng trong suốt thời gian gần hai năm qua, giá vàng trong nước đã không một lần “bám sát giá thế giới”. Hoàn toàn đảo lộn, bị nạn đầu cơ “bóp méo” và liên đới trực tiếp đến trách nhiệm báo cáo và phát ngôn của ông Nguyễn Văn Bình, giá vàng trong nước luôn duy trì một khoảng cách biệt rất lớn so với giá vàng quốc tế.

Khoảng cách đó lại chính là lợi nhuận của SJC – một công ty chủ lực về nhập khẩu và kinh doanh vàng mà vào cuối năm 2011, một số tờ báo trong nước đã “tiết lộ” về một mối quan hệ nào đó giữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình với công ty đầy tiềm năng này.

Cũng vào cuối tháng 11/2011, trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội, thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên tiết lộ ý định sẽ đưa SJC trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng nhà nước và tập trung thế độc quyền sản xuất, kinh doanh vàng miếng vào công ty này.

Những nghi ngờ của dư luận về mối quan hệ thân thiết giữa ông Nguyễn Văn Bình và “tập đoàn độc quyền”’ SJC càng trở nên rõ rệt hơn theo thời gian. Không ít lần báo chí Việt Nam đã đề cập đến việc SJC có được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ “cơ chế ưu ái” mà Ngân hàng nhà nước đã dành cho công ty này.

“Nhóm lợi ích vàng” cũng là thuật ngữ lần đầu tiên được phát lộ vào thời gian cuối năm 2011.

Người ta còn ngờ rằng giải pháp “lấy nó nuôi nó” – được thể hiện trong đề án huy động vàng của Ngân hàng nhà nước vào cuối năm 2011 – thực ra chỉ là một bức bình phong giúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng.

Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim loại quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!

Nếu mọi chuyện đúng như quy trình khép kín trên, và trong thực tế lại có không ít biểu lộ cho thấy nghi ngờ trên là không thể khép kín, đã không hề có một quy trình khả thi nào về việc lấy vàng nuôi vàng, mà chỉ có thể là “lấy dân nuôi nó”.

“Nó” ở đây, không phải ai khác, chính là nhóm lợi ích vàng.

Vàng: chính sách thất bại hoàn toàn!

Ngày 15/12/2011, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã được báo điện tử Vnexpress bình chọn là “Nhân vật của năm 2011”.

Cũng cùng thời điểm trên, nạn đầu cơ vàng lại tái diễn.

Ở một khía cạnh khác, ý nghĩa sâu sắc đã thể hiện một cách lộ liễu và thách thức. So với “tiêu chí” mà ông Nguyễn Văn Bình nêu ra khi mới nhậm chức thống đốc “chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là có dấu hiệu đầu cơ”, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó.

Chiều cao đó lại là là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.

Trong khi đó, một trong những bản báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã nêu ra một đánh giá rất đáng lưu tâm: “Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường”.

Nhưng cho đến tháng 4/2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đã vọt lên đến mức kỷ lục: 7 triệu đồng/lượng.

Sự cải thiện hình ảnh theo chiều hướng tuột dốc của Ngân hàng Nhà nước cũng vì thế đã đi xuống từ tháng 10/2011 cho đến nay.

Bất kể Nguyễn Văn Bình đã trở thành “Nhân vật của năm 2011” hay tuyên bố “Làm những gì đã hứa”, cho tới nay người ta hoàn toàn dễ dàng nhận ra rằng với cách thức điều hành trên cương vị trọng trách về quản lý thị trường vàng của ông, nạn đầu cơ vàng vẫn còn nguyên những hàm ý sâu sắc của nó – liên quan đến những biến tướng về hình thể và không hề thay đổi về bản chất.

Chuyên gia phản biện kinh tế Lê Đăng Doanh đã phải thốt lên: “Có thể nói tất cả chính sách điều hành về thị trường vàng của Ngân hàng nhà nước áp dụng đến nay đã thất bại hoàn toàn!”

Con đường ngắn nhất để tự sát

3“Thất bại hoàn toàn” cũng hiện ra ở đoạn cuối con đường tín dụng.

Qua gần hai năm kể từ lúc ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng và nạn đầu cơ vàng vẫn không ngớt nhảy múa theo một điệp khúc như đã được dàn xếp kịch bản, dòng chảy tín dụng vào khối doanh nghiệp và dân sinh lại chìm lắng không sủi tăm.

Những cái Tết chính là tiêu điểm để đo đếm sâu xa nhất về hố phân cách người cười kẻ khóc.

Những ngày sát Tết 2012, hơi thở cuộc sống toát ra một hương vị lạnh lẽo và xa lạ. Phản ánh của báo chí đã mô tả về hàng trăm ngàn công nhân không có đủ tiền chỉ để mua vé tàu về quê. Nhiều thân phận làm thuê trở nên lạc lõng trong không khí phố phường đô thị.

Nguồn cơn của hơi thở ảm đạm cũng đến từ hàng chục ngàn doanh nghiệp, vốn đã vật vã trong suốt năm 2011 vì suy thoái kinh tế, không biết tìm đâu ra tiền để thanh toán đủ lương tháng cho người lao động.

Nhưng đó lại là những ngày mà nhân viên ngân hàng rạo rực tiền thưởng Tết – lên đến năm bảy chục triệu đồng cho mỗi đầu người.

Phần lớn các ngân hàng cũng đua nhau khoe sắc lợi nhuận nhiều ngàn tỷ đồng đã kiếm được “trên nỗi đau của người khác”.

Nỗi đau đó lại được khắc tượng ghi hình: việc lao đầu vào vay với mức lãi suất 21-23%/năm là con đường ngắn nhất dẫn các doanh nghiệp sản xuất đến chỗ tự sát.

Trong một năm trời từ giữa 2011 đến giữa 2012, thị trường tín dụng đóng băng và hầu hết các cánh cửa đối với doanh nghiệp cũng đều đóng chặt.

Bất chấp lời kêu cứu của đại bộ phận doanh nghiệp và ít nhất 55.000 doanh nghiệp không còn khả năng lên tiếng, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn treo cao ở mức “không giống ai” – như nhận định của những chuyên gia luôn đau đáu về hiện tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam một mình một chợ trên thế giới.

Vào quý 2 năm 2012, trừ BIDV, Vietcombank và một ít ngân hàng thương mại khác, số còn lại vẫn gần như đóng cửa với doanh nghiệp. Lý do? Họ chờ đợi những động thái mới của Ngân hàng Nhà nước.

Nhưng sự chờ đợi như vậy lại kéo dài quá lâu, cũng không hề diễn ra một hình ảnh “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nào. Càng chẳng có một hy vọng nào cho sự hy sinh tự nguyện của các ngân hàng.

Những ngày gần Tết 2013, sức tiêu thụ hàng hóa giảm đến 30-40% so với thời gian gần Tết năm 2012 là một minh chứng điển hình. Cùng với sự sụt giảm về nhu cầu mua sắm là tỷ lệ hàng tồn kho tăng mạnh đến 20-30%.

Ngay cả những doanh nghiệp còn tiềm năng sản xuất vẫn nhìn rõ một nguy cơ nào đó có thể “chết trên đống tài sản của mình”.

Tết 2013 cũng là thời điểm mà số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản đã được Ủy ban thường vụ quốc hội chính thức công bố: 100.000.

Độ trơ lì lợm

Trong hơn một năm trời, các ngân hàng đã biến doanh nghiệp và người dân thành con tin của họ, nhưng chẳng bao lâu sau, ngân hàng lại trở thành nạn nhân của chính mình.

Từ trạng thái “khó khăn thanh khoản” vào năm 2011 như trần thuật không ngớt của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cho đến sự chuyển trạng thái đột ngột vào đầu năm 2012 khi “thanh khoản được cải thiện”, và tới giữa năm 2012 thì thanh khoản bỗng trở nên “dồi dào”, cùng với dấu hiệu phát lộ từ một số ngân hàng về trạng huống vốn tồn ứ ở mức cao.

Trong một cuộc họp của giới ngân hàng vào cuối tháng 3/2012, lãnh đạo của ACB – một ngân hàng tư nhân thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam, đã tiết lộ một thông tin chưa có tiền lệ: ngân hàng này dư thừa đến 3 tỷ USD mà không cho vay được.

Sau đó, hàng loạt ngân hàng khác như Vietinbank, Eximbank, BIDV… đã thừa nhận về sự thật khó tưởng tượng như thế. Ước tính của chuyên gia cho thấy con số dư thừa vốn có thể lên đến khoảng 200.000 tỷ đồng.

Dư thừa vốn đã trở thành nỗi đau của những nhà giàu và của cả kẻ nghèo hèn không đồng xu dính túi.

Quá già hóa non – như một câu tục ngữ của người Việt. Vốn ngân hàng bị găm vào thế không thể tiêu thụ được, không chỉ do mặt bằng lãi suất cho vay vẫn treo rất cao, mà bởi điểm bùng vỡ đã bị giới ngân hàng đẩy vượt qua giới hạn của nó: nền kinh tế mất hẳn sức sống, vòng quay vốn trong hai năm 2011 và 2012 chỉ còn 0,8 lần so với 2 lần của những năm trước đó.

Nhiều doanh nghiệp phải thốt lên “không biết vay vốn để làm gì!”.

Đình đốn sản xuất cũng là thực trạng mà nền kinh tế cùng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đang lâm vào, một thực trạng không thể phủ nhận được với tỷ lệ hàng tồn kho một số ngành lên tới 60-70%, sức sản xuất4 giảm đi 30-40%, bất chấp những con số vẫn thường cho thấy “những chuyển biến tích cực” về GDP hay chỉ số tăng trưởng ở một số khu vực, như báo cáo thường thấy của những ngành tham mưu đắc lực cho chính phủ như Ngân hàng nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương, Bộ tài chính…

Hàng ngày, người dân đọc thấy nhan nhản trên báo chí các thông tin về ngành thủy sản, mía đường, da giày, cà phê, thép, xi măng, cá tra, tôm… đang trong tình trạng nguy cấp, với tỷ lệ bình quân đang lâm vào nguy cơ phải phá sản và ngừng hoạt động lên đến 30-40%, thậm chí có ngành đến 2/3.

Gậy ông đập lưng ông – lợi nhuận ngành ngân hàng toàn quốc vào đầu năm 2013 cũng đã bị sụt giảm đến hơn phân nửa so với một năm trước đó. Tại TP.HCM, tình hình lợi nhuận còn thê thảm hơn khi chỉ bằng 4% so với đầu năm 2012.

Độ trơ của thị trường đã trở nên lì lợm – hệt như những khuôn mặt quan chức vẫn nhắc đi nhắc lại điệp khúc “đề phòng lạm phát”, nhưng lại không thiếu ý chí “vươn lên một tầm cao mới” ứng với giá xăng dầu và giá điện tăng vọt.

Con tin

Phải chăng để hạn chế lạm phát mà Ngân hàng Nhà nước đã thắt quá chặt dòng chảy tín dụng?

Một con số mà chỉ sau Tết Âm lịch 2012 mới lộ ra là vào trước tết, Ngân hàng nhà nước đã bơm khoảng 76.000 tỷ đồng cho các ngân hàng – một động thái được đánh giá là nhằm cứu thanh khoản của ngân hàng.

Một con số khác mà vào đầu tháng 4/2012 mới được tiết lộ là lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trước tết lên đến hơn 170.000 tỷ đồng.

Cùng với những tuyên bố về “thanh khoản dồi dào” của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, con số bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước cho một số ngân hàng thương mại là bằng chứng rõ rệt cho thấy ngân hàng không thiếu tiền. Chỉ có điều, nghịch lý ghê gớm lại xảy ra khi đa số thành phần khác của nền kinh tế không thể tiếp cận được nguồn tiền ấy.

Đó cũng chính là nguyên do vì sao nền kinh tế rơi vào suy thoái nhanh chóng cùng sức cầu xã hội gần như biến mất.

Một lần nữa, báo chí và dư luận phẫn nộ: phải chăng lãi suất và các nhóm lợi ích nào đó đứng đằng sau nó đang biến các doanh nghiệp sản xuất, người lao động và một phần không nhỏ nền kinh tế quốc dân thành con tin?

Và tại sao duy trì được trần lãi suất huy động nhưng không giảm được lãi suất cho vay?

Hơn ai hết, khoảng 2/3 số doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu vốn trầm trọng – một trong những tiền đề có thể dẫn tới phá sản và gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Nhưng khác nhiều với các báo cáo của ngành ngân hàng về “giảm đáng kể”, lãi suất cho vay hiện thời vẫn được các ngân hàng duy trì ở mức 15-17%/năm. Song Ngân hàng Nhà nước lại không thể nào “điều tiết linh hoạt” được các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất cho vay, với một trong những lý do then chốt mà báo chí tiết lộ là ngân hàng thương mại vẫn cần có thời gian để tiêu thụ lượng tín dụng đã huy động với “giá cao” trước đó.

Tình hình quay quắt như thế vẫn còn kéo dài cho đến nay, khi báo chí trong nước một lần nữa gào thét về chuyện “doanh nghiệp chết như ngả rạ”, còn thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang khuấy động chiến dịch “bình ổn thị trường vàng” với một thông điệp chưa từng có “Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”, và Chính phủ lại đang tìm cách hướng ngoại để có thể tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

(Còn tiếp)

Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do ở TP HCM.

TRIẾT LÝ BỐNG DỪA

Phóng sự vui (Lời nhân vật nhiều chỗ “trùng” với lời tác giả (Hiii) và bạn đọc cần kiểm chứng vài chi tiết trước):

Nhã dùng móng ngón tay cái phải, ngắt đoạn ngắn thân của con vật giống con giun mềm, nhầy, màu đỏ, có chân như sâu róm đánh “sật”, rồi thoăn thoắt móc vào lưỡi câu, cầm cần cho mồi xuống nước, giật lên liền. Chúng tôi có cảm giác nổi da gà. Một con cá bằng ngón tay cái đã dính câu. Nhã hươ cả cần và cá lên khoe với chúng tôi một cách hãnh diện, gỡ cá ra, sửa lại mồi, cho xuống nước tiếp… Nhã không hề để ý chúng tôi vừa chụp hình cậu bằng điện thoại di động. Ngón tay Nhã vừa ngắt mồi quệt ngang ống quần, rồi chống nạnh, tay trái cầm cần. Cần là một nhành tre thô. Như đoán được suy nghĩ, Nhã chủ động với chúng tôi: “Với loài cá bống dừa này thì mồi bằng con hà đỏ như thể là thuốc phiện ấy. Thường phải ngắt mồi bằng tay thì nó thích hơn. Giống như chúng ta thích các món dân dã được chế biến thủ công, để ngoài việc ăn thực phẩm thì còn thưởng thức tay nghề và tâm hồn khác nhau của người làm ra sản phẩm ấy. Người câu cá bống dừa mà sạch sẽ, tinh tươm thường câu được rất ít. Hình như, nó thích mồi của những người có mùi vị quyện lẫn giữa chất tanh của con hà, bùn và mồ hôi quần áo (?!)…”.
Tôi hỏi: “Anh câu đã lâu chưa mà có vẻ chuyên nghiệp vậy?”. Như “trúng đài” của Nhã: “Phải nói rằng “tiêu dao trời rộng sông dài” mới là chuyên nghiệp của chúng tôi! Thực ra, chúng tôi đi câu ở đây đều là nhà báo, nhà văn, kiến trúc sư, kỹ sư, doanh nhân, công chức và cả một số em sinh viên. Trước đây, công việc ngập mặt, làm gì có chuyện đi câu thế này. Hơn nửa năm qua, nền kinh tế sa sút, sản xuất kinh doanh nói chung của xã hội đình đốn; báo chí đứng đắn cũng không thoát ngoài quy luật, trừ những tờ báo không cần ra sạp thì ngày càng “sống phẻ”. Chúng tôi gần như không muốn làm gì nhiều vì có cảm giác càng làm càng bế tắc. Ăn nhậu với nguồn tin, với chiến hữu nhiều thì tốn tiền nên chúng tôi cùng quyết định câu cá bống dừa, vừa giúp cân bằng sinh thái cho loại cá này và các loài khác, vừa kiếm mồi nhậu với rượu nút lá chuối cho qua ngày. Chờ Hội Nghị Trung ương 7 và quy định công an được quyền truy nguồn tin nhà báo xong xuôi rồi… nghỉ làm việc luôn một thể. Câu bống dừa cũng là sự tập dượt cho những khoảng thời gian không báo chí của bọn tôi để tìm đường cứu… thân. Nhưng dù gì thì bọn tôi cũng không thể bỏ quên thú vui “tiêu dao trời rộng sông dài được”. Không tin, anh có thể hỏi anh Mạnh đang ngồi câu bên kia kìa”.
Theo tay Nhã chỉ, chúng tôi đến gần anh chàng chân đang vắt lên gốc dừa nước. Tay cầm cần nhưng có vẻ đang suy nghĩ gì lung lắm, chứ không tập trung câu cá như Nhã. Thấy chúng tôi lại, anh cười ngoác miệng, dơ hàm răng đen khói thuốc. Cặp mắt khi cười không rõ anh có nhìn thấy chúng tôi không (?). Được cái, anh nói chuyện phóng khoáng. Trong câu chuyện, Mạnh tỏ ra có chút khinh đời, ngang tàng với những kẻ anh cho là “ăn trên ngồi trốc”. Mạnh kể: “Tôi được đánh giá có chút năng khiếu thông tin, tường thuật trong mảng Nghị trường, họp Hội đồng nhân dân hoặc “đi hầu” anh Ba, anh Tư, chị Năm anh Bảy… về cơ sở làm việc. Đã đi đưa tin “vuốt đuôi” cho người ta nhưng mỗi lần lại phải qua mấy vòng kiểm tra, xin xỏ được vào, nhiều khi phát tiết. Đã vậy thì “bọ” không thèm nữa; “bọ” có cách của “bọ” là chơi thân với mấy đồng nghiệp Thông tấn xã, VTV, Phát Thanh và các báo khác. “Bọ” cứ đi câu cá và đàn đúm rồi “bọ” xin tài liệu, bọ hỏi nhiều “nguồn tin nhà báo” khác nhau thì “bọ” cũng có tin bài. Tiền nuôi gia đình, vợ “bọ” trang trải đủ nên tiền nhuận bút nhận ra, “bọ” lại mời chiến hữu đàn đúm. Nói thật là mảng này có cái dễ là phát biểu chỉ đạo của ông nào cũng có “khuôn” chung chung cả, đi riết, nghe riết thành quen nên chỉ cần chính xác thông tin cơ bản là có thể “múa” mà không sợ sai. Nhiều khi bài của tớ còn hay hơn bài của vài anh em nghe trực tiếp mới đểu chứ. Một điều nữa, tôi nói thật với mấy anh là tôi ghét cay, ghét đắng sự giả dối nhân nghĩa, đạo đức. Đôi lúc đi ra thấy một số đối tượng bản thân “thúi hoắc” lại còn ra giảng sự trong sáng, đạo đức nên chịu không nổi. Bởi vậy, trên FB của mình, tôi thường tự nhận là “tôi dâm tặc, tôi thích gái đẹp…” là để dạy cho những kẻ tham, sân, si vô độ nhưng khi nào cũng lãng tránh, lại rao giảng đạo đức… cần thiết phải biết liêm sĩ. Tôi cứ nói trắng ra rằng tôi có một vợ, một con rồi nhưng bây giờ có cô hoa hậu nào mà cho tôi “sờ tý” thì tôi đâu từ chối. Còn hơn khối kẻ thèm…, hoặc lén lút rồi nhưng không dám nhận, lại rao giảng về sự quan trọng của chế độ một vợ một chồng và sự xấu xa của những kẻ dâm ô, chung chạ. Đúng không nào?!…”. Đến đây, Mạnh lại có lẽ lại “không nhìn thấy chúng tôi nữa”.
Nói vậy chứ khi đề cập đến chuyện tương lai nghiêm túc, Mạnh tỏ ra chín chắn. Mạnh kể, ngoài làm báo, cách đây mấy năm có đầu tư vốn làm ăn với mấy anh em nhưng do chung chạ, không hiểu công việc nên thất bại. Trải qua bao năm lăn lộn, giờ mới thấy tự tin để mở gì đó làm ăn tiếp, chứ làm báo chân chính trong thời điểm hiện nay chỉ đủ nuôi thân là giỏi. Nhưng tình hình này thì có lẽ làm và chơi cầm hơi qua ngày có vẻ ổn hơn. Mạnh bảo có căn nhà ở quận 3, mọi năm có người năn nỉ với giá 175 cây vàng nhưng do chưa có hướng gì khả quan nên không bán. Nay, có hướng muốn bán để mua mấy ngàn m2 ở khu vực này chẳng hạn, còn lại có vốn làm ăn. Nhưng, khổ nỗi thị trường bất động sản đóng băng, nhà giờ bán khó, giá thì chắc hơn một nửa trước đây. Bán rồi, cầm tiền gửi ngân hàng thì không bằng tiền mất giá; mua vàng thì “ngàn cân treo sợi tóc” khi giá chênh lệch giữa vàng “ta” với vàng thế giới chưa từng có và thị trường vàng có dấu hiệu bất thường; mua chứng khoán chắc về cho con “làm giấy vẽ cho vui”; đầu tư sản xuất thì thấy ngành nào cũng đang ngáp ngáp, thu hẹp, mà mình lại bung ra làm là đi ngược lại “quy luật thị trường”. “Tốt nhất là chờ Hội Nghị Trung ương 7 và quy định công an được quyền truy nguồn tin nhà báo xong xuôi, chờ đồng chí ấy “ổn định kinh tế vĩ mô”; chờ kết luận xem có “nhóm lợi x” nào hiển hiện không; có thì họ sẽ nhường lại phần nho nhỏ nào đó thì cùng với bà con đầu tư tý chút kinh doanh kiếm lời phần đó. Trước mắt, câu bống dừa vừa tiết kiệm, vừa khỏi nặng đầu là giải pháp tạm ổn nhất!”. Mạnh kết luận.
Tiếng sòng sọc rít lên từ bên kia bờ rạch. Người trẻ mặc áo thun xanh, bụng hơi phệ đang ngồi bệt trên bờ rạch và phả khói vào không gian khoan khoái. Đó là nhà văn trẻ, nhà báo Thuận. Anh mang theo điếu cày khi đi câu cá. Chúng tôi lại, anh nâng chiếc cần câu lên. Tôi nhanh nhảu bảo “mất mồi”. Thuận bảo, không phải, từ nãy tới giờ anh “cho cá ăn mồi” chứ không dùng câu. Thuận cho biết: “Câu một hồi, tôi phát hiện có hai ổ cá con có kích thước khác nhau. Chúng tham mồi lắm. Bố mẹ chúng cũng tham mồi nhưng có “kinh nghiệm” nên kỹ hơn một chút. Tôi nghĩ câu bố mẹ chúng thì lũ con bơ vơ, mà câu con non trẻ thì cũng tội nghiệp nên cất lưỡi câu. Tôi cột mồi cho nó ăn được thế nào tốt thế đó và giật để “dạy” cho nó bài học thôi. Ấy thế mà hai “phe nhóm này” cũng tranh giành nhau dữ lắm. Nếu tôi chú tâm thì bắt hai ổ này không khó chút nào”.
Tôi hỏi đến cái điếu cày, Thuận giải thích: Sở dĩ anh hút điếu cày và đang tập cho bạn anh như Nhã, Mạnh… hút điếu cày vì kinh tế gia đình thế này hút thuốc lá vừa có hại sức khỏe, vừa có hại túi tiền. Nên để dành tiền đóng học cho con! Điếu cày vừa ít hại sức khỏe, vừa chỉ mất khoảng chục ngàn đồng mỗi tuần nên đỡ lắm. Hơn nữa, nhà nước vừa ban hành nghị định hạn chế hút thuốc lá, việc mua bán khó khăn, lại bị cấm nơi công cộng. “Cấm thuốc lá thì ta hút thuốc lào, vừa “nâng cao sĩ diện”, vừa không bị cấm đoán gì cả có tự do hơn không (?!). Tôi bảo anh em mỗi đứa sắm một cái điếu, đem bỏ phòng làm việc và nửa tiếng thì “réo ra, réo rắt” một vài phát, vừa vui tai lại không bị luật pháp cấm, vừa kinh tế…, có phải “nhất cử tam tứ tiện” không?”. Nhìn vậy mà Thuận biết hài ra phết…
Trời bỗng mưa nặng hạt. Ai cũng im lặng tập trung cho công việc giật lên, gắn mồi, bỏ câu xuống… Một hồi sau, tiếng anh chàng bên cạnh tôi cất lên: “Nghỉ thôi, nước xuống rồi, cá không ăn nữa đâu!”. Tôi hỏi: “Ủa, nước xuống là cá không ăn nữa à?”. Anh trả lời: “Đúng vậy! Khi nước lên, bùn kéo theo cả những phù sa theo và tất cả các loài ăn theo con nước, rồi cá bống dừa cũng theo đó mà bắt mồi. Khi nước xuống, anh thấy đấy, nước trong veo, các loài đã ăn no đủ rồi nên không ăn mồi nữa. Bây giờ, có lẽ đã no say nên chúng đang đàn đúm, kết bè phè phỡn đâu đó để sinh sôi nảy nở chứ không thèm mồi màng nữa. Chúng chỉ đói và tham ăn khi nước vẫn đục thôi”. Tôi hỏi lại: “Thế sao anh không thử khuấy cho nước đục rồi câu tiếp xem sao?”. Hơi bất ngờ, một phút định thần, anh trả lời: “Không! Bống dừa biết rõ là khi nước bắt đầu xuống thì dù chỗ nào đó đục cũng không còn thức ăn hấp dẫn nữa. Với lại, lúc này nó đã no rồi, không cần nữa!…”. 
Mọi người tập trung về một nhà gần đó rửa người, rửa cá thật sạch, bỏ nồi kho tiêu. Kiếm thêm vài trái xoài xanh, những thứ rau thơm khác trong vườn và cả lít rượu mà họ gọi là “nút lá chuối”. Chúng tôi cùng tham gia vui vẻ với mọi người. Thuận kể câu chuyện “tha” cho hai ổ cá, mọi người tỏ ra tiếc rẻ. Theo nhiều ý kiến, cá bống dừa mà câu theo phương pháp thủ công thế này ở con sống Tắc, quận 9 còn chưa bị ô nhiễm thì không bao giờ sợ hết, chỉ có thể quá nhiều làm mất cân bằng sinh thái đối với các loài khác mà thôi, vì nó ăn nhiều, ăn được nhiều loài khác nhau…
Ra về, ngà ngà say, Nhã lại ôm vai tôi nói nhiều lần: “Anh thấy bọn em có “tiêu dao trời rộng sông dài không? Anh thấy…”.
Đó chỉ là mới triết lý của mấy anh em làm báo. Còn những người khác?
Quả là một ngày vui!

Ảnh 1: Nhã Thuận đang câu cá
Ảnh 2: Mạnh câu một cách mông lung
Ảnh 3: Thuận với điếu thuốc lào.

Số phận 10 nhân vật quyền lực nhất Sài Gòn sau 1975

Số phận của họ đi theo những ngả đường khác nhau, người ở lại đất nước và được trọng dụng, người ra đi và sống lặng lẽ nơi xứ người…

Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) là Tổng thống chế độ Sài Gòn từ 1967-1975. Đêm 25/4/1975, ông rời VN đi Đài Loan dưới danh nghĩa phúng điếu Tưởng Giới Thạch, rồi bay thẳng sang Anh định cư. Đầu thập kỷ 1990, ông Thiệu chuyển sang sống tại Foxborough, Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây. Ông qua đời ngày 29/9/2001, sau khi đột quỵ tại nhà riêng ở Foxborough, thọ 78 tuổi.
 
 Dương Văn Minh (1916-2001) là Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau năm 1975, ông sống tại TP Hồ Chí Minh, cho đến năm 1983 thì sang Pháp định cư. Nhưng ngay sau đó, ông lại chuyển sang California (Mỹ), sống với gia đình con gái. Ông qua đời ngày 6/8/2001, thọ 86 tuổi. Thời gian cuối đời, Ông Dương Văn Minh đã bày tỏ mong muốn được trở về quê hương và sống như một người dân Việt Nam bình thường.
 
 Trần Văn Hương (1902-1982) là cựu Thủ tướng (1964–1965; 1968–1969), phó tổng thống (1971-1975), rồi Tổng thống trong thời gian 7 ngày (21-28/4/1975) của chế độ Sài Gòn.  Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà của mình ở Sài Gòn. Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Lưu Vĩnh Châu – từng là một đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tham gia trận Điện Biên Phủ. Ông mất ngày 27/1/1982, hưởng thọ 80 tuổi.
 
Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011) là một sĩ quan cao cấp và là cựu Thủ tướng và Phó Tổng thống của chế độ Sài Gòn. Năm 2004, ông đã về thăm quê hương trong tinh thần hòa giải dân tộc. Ông mất ngày 23/6 tại một bệnh viện ở Malaysia, thọ 81 tuổi.
 
 Nguyễn Xuân Oánh (1921–2003), là cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, 2 lần là quyền Thủ tướng trong chính phủ Sài Gòn. Sau 1975, ông tiếp tục được chính quyền mới trọng dụng. Trong tiến trình Đổi mới cuối thập niên 1980, ông đã có đóng góp lớn vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài… tại VN. Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cũng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN. Ông mất ngày 29/8/2003 tại TP HCM.
 
Vũ Văn Mẫu (1914-1998) là một chính trị gia kiêm học giả về ngành luật nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao rồi Thủ tướng của chế độ Sài Gòn. Sau 1975, ông ở lại VN trong một thời gian, rồi sau đó sang Pháp và định cư ở đây cho đến tận cuối đời. Ông Vũ Văn Mẫu mất ngày 20/8/1998 tại Paris, thọ 84 tuổi.
 
 Nguyễn Hữu Có (1925-2012) là cựu Phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng và tổng tham mưu trưởng quân lực chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, ông ở lại VN và phải đi cải tạo đến năm 1987. Tuy vậy, đến cuối năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc VN và được chính phủ VN xem như một biểu tượng của sự hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù của 30 năm chiến tranh. Ông mất tại TP HCM ngày 3/7/2012, hưởng thọ 87 tuổi. Trong ảnh là vợ chồng ông Nguyễn Hữu Có, chụp vào tháng 2.2012.
 
Trần Văn Đôn (1917-) là tướng lĩnh cao cấp của Quân lực Sài Gòn và là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng trong nội các cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Vào ngày 29/4/1975, ông là một trong những người di tản trên chuyến trực thăng nổi tiếng của Mỹ xuất phát từ tầng thượng tòa nhà 22 phố Gia Long (nay là phố Lý Tự Trọng) ở Sài Gòn. Sau đó, ông sang Pháp định cư và sinh sống ở đó cho tới nay.
 
 Cao Văn Viên (1921-2008) là 1 trong 5 người được phong hàm đại tướng quân lực chế độ Sài Gòn. Ông là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng trong thời gian lâu nhất (1965-1975) và cũng là người cuối cùng giữ cương vị này của chế độ Sài Gòn. Năm 1975, trước các thất bại quân sự, ông từ nhiệm ngày 27/4 và lên máy bay di tản sang Mỹ. Sau 1975, ông sống lặng lẽ tại Arlington, Virginia. Ông mất ngày 22/1/2008 tại viện dưỡng lão, thọ 87 tuổi.
 
 Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao vào những năm cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, ông sang Pháp định cư. Nhờ học vấn uyên thâm, ông được ngành luật của nước Pháp trọng dụng và làm việc cho đến năm 80 tuổi mới nghỉ ngơi. Ông mất ở Paris ngày 20/6/2011.
 
Theo Kiến thức

“Chính trị hóa” làm tê liệt xã hội

Theo BS. Nguyễn Quang Bình Tuy-BVN

 Nhân việc bàn về “phi chính trị hóa quân đội”, cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại hàng loạt vấn đề của xã hội hôm nay như đạo đức suy đồi, quá tải bệnh viện, giáo dục xuống cấp, thanh niên không có tay nghề lẫn kỹ năng làm việc, không thể tuyển người giỏi vô làm công chức… Có thể khẳng định, đó là do chúng ta “chính trị hóa” mọi mặt của đời sống xã hội. Chính trị hóa len lỏi tới mọi ngành nghề, mọi giới và mọi nơi. Chính trị hóa đã làm xơ cứng xã hội, làm tê liệt xã hội, khiến không ai dám nói thật vì sợ“phản động”, không ai dám làm vì sợ “làm trái ý lãnh đạo”, không ai dám sáng tạo vì sợ “lãnh đạo biết mình giỏi hơn”… Suy cho cùng, ai cũng phải căng thẳng, vắt óc suy nghĩ để nói gì và làm gì sao cho đẹp lòng lãnh đạo để mà sống vì miếng cơm manh áo. “Nói thật thì sợ mất lòng” nên đành phải… nói dối. Mà nói dối lâu ngày thành thói quen và trở thành bản chất của mình lúc nào không hay. Hậu quả là mọi người chỉ nói theo những gì lãnh đạo (cơ quan, tổ chức…) đã nói và muốn nghe. Những ai tồn tại và được thăng tiến được trong môi trường đó thì gần như chắc chắn cũng thuộc hàng “nịnh hót” và “miệng lưỡi đỡ tay chân” mà thôi. Mà người giỏi, người tài thì không ai thích làm chuyện đó cả, mà họ cần một lãnh đạo anh minh, biết tạo đất để họ dụng võ, phát huy hết khả năng của mình. Thế thì làm sao chúng ta có được người giỏi người tài, khi mà hiện nay tiêu chí xét thăng chức quản lý từ cấp thấp nhất là phó phòng, phó khoa của một bệnh viện bắt buộc phải là… đảng viên Đảng Cộng sản bất kể chuyên môn “có vấn đề”!

 Chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ: chiến tranh, bao cấp, đổi mới. Dễ nhận ra rằng, khi “chính trị hóa” càng rộng ra nhiều mặt của xã hội thì không khí càng “nghẹt thở” và càng trở nên “bí hiểm”. Trước đây, thời bao cấp do chính trị hóa cả lĩnh vực kinh tế nên hậu quả là ai cũng trở thành “tội phạm” vì bán các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, hàng gia dụng… mặc dù chỉ đơn thuần là “làm để kiếm ăn”. Lúc đó chúng ta gọi một cách khinh miệt những người buôn bán là “bọn con buôn” và đổ hết những lý do làm kinh tế xáo trộn lên đầu họ. Sau khi mở cửa và “đổi mới”, chúng ta “thôi chính trị hóa” lĩnh vực kinh tế bằng cách dẹp bỏ chế độ tem phiếu và cửa hàng bách hóa, trả lại việc buôn bán cho dân nên kinh tế phát triển, có của ăn của để, và những người buôn bán được gọi một cách trìu mến là “thương nhân”, “doanh nhân”. Nói vậy không phải để bình phẩm đúng sai của lịch sử, nhưng để cho thấy cũng cùng một vấn đề, nhưng nếu nhìn dưới một lăng kính “chính trị” thì sẽ thấy đâu cũng là “kẻ thù”, cũng là “phản động”, nhưng nếu nhìn với lăng kính “dân sự” thì ai cũng có công đóng góp phát triển đất nước.

 Như vậy có bao nhiêu lĩnh vực nữa mà chúng ta đã gỡ bỏ thành công cái “vòng kim cô” “chính trị hóa” và trả nó về “dân sự”, và rồi nhận ra rằng “tại sao ta không gỡ nó sớm hơn, vì nó có hại gì đâu?”. Đơn cử một lĩnh vực nữa chúng ta đã làm được, đó là người dân được tự do đi nước ngoài, điều mà cách đây không lâu là “phạm pháp”, là “phản bội Tổ quốc”, thậm chí du kích được quyền bắn bỏ ngoài bãi biển bất kỳ ai “đi vượt biên” mà không cần xét xử. Thế rồi mở cửa… nhưng vẫn chưa mở hết với lĩnh vực này. Tôi nhớ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 muốn làm passport phải khai báo là “thất nghiệp” hoặc “lao động tự do”, chứ nếu khai là trí thức như bác sĩ, dược sĩ… thì không thể nào được cấp passport. Ngày nay thì mọi người đều có thể làm passport một cách tự do mà không cần có lý do, muốn đi nước nào thì đi, miễn nước đó nhận mình, kể cả “đế quốc Mỹ”. Vậy thực sự việc đi nước ngoài có quá nguy hiểm với chế độ, có “làm mất chế độ” như chúng ta từng lo sợ không? Ngược lại nữa là khác! Lượng kiều hối quay ngược lại để phát triển đất nước là một minh chứng thưc tế.

 Thử nhìn vào Bắc Triều Tiên xem lãnh đạo họ hành xử có bất thường không? Nếu trả lời “có”, tức là chúng ta đã thoát ra rồi, đang đứng ngoài nhìn vào họ. Nếu chúng ta đứng chung với họ thì sẽ trả lời là “không có gì bất thường”. Quay ngược lại thời bao cấp, hình ảnh của chúng ta trong con mắt của thế giới giống y như vậy, giống đến từng chi tiết nhỏ nhất. Giờ đây, chúng ta đang cố giữ thể chế “toàn trị”, cái mà thế giới phương Tây văn minh họ lên án rất nhiều vì nó làm khổ dân, làm suy yếu đất nước và khuyên chúng ta nên thay đổi để có lợi cho chính chúng ta, giúp chúng ta phát triển hơn, văn minh hơn, đồng thời bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tốt hơn. Vậy hãy thử dũng cảm “nhảy ra” khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thì mới thấy chúng ta “đang bất thường”. Đừng cố thanh minh và biện minh làm gì, chỉ tốn thời gian và càng chứng tỏ mình “tham quyền cố vị” mà thôi. Muốn xem một trận bóng hay thì phải ngồi ở khán đài, chứ đâu ai đứng trong sân mà xem. Hãy thử đứng ở khán đài một lần để có cảm giác như thế nào là bình thường và bất thường.

 Quay sang Miến Điện, những cú xoay chuyển ngoạn mục của họ có làm họ suy yếu thêm không? Có làm họ “lệ thuộc Mỹ” không hay là thoát khỏi “gọng kìm Trung Quốc”? Có bị ai “giật dây” không? Dân họ sướng hơn hay khổ hơn sau cú chuyển xoay đó? Xã hội của họ có bị rối loạn không hay là dễ thở hơn nhiều? Với đà này, chỉ cần 10 năm nữa họ sẽ vượt qua mặt chúng ta ngay, chắc chắn là vậy. Phải nói ngay, Mỹ không có tham vọng lãnh thổ, không chiếm nước ta, trong khi Trung Quốc nhiều lần bành trướng xâm lược nước ta. Minh chứng cho điều này là chỉ khi Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam thì Trung Quốc mới dám khởi binh chiếm Hoàng Sa. Như vậy ai dã tâm thì đã biết rõ rồi.

 Các vấn nạn xã hội hôm nay mà chúng ta đang phải đối mặt đều có cùng một nguyên nhân là “chính trị hóa”. Do chính trị hóa nên nhiều lĩnh vực đáng lẽ thuộc dân sự, nhưng lại được tổ chức và vận hành mang màu sắc chính trị. Hậu quả là, các tiêu chí đánh giá tổ chức dân sự đó tốt hay xấu đáng lý ra phải dựa vào các tiêu chuẩn chuyên môn, nhưng lại dựa vào tiêu chí chính trị! Hãy thử phân tích từng quốc nạn sẽ rõ.

 1. Quá tải bệnh viện

 Tôi thấy trải qua bao đời Bộ trưởng Bộ Y tế, và với quyết tâm chính trị rất lớn là làm sao để giảm quá tải bệnh viện, nhưng đều thất bại. Kết quả là quá tải bệnh viện lớn, chuyên môn sâu ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn là vấn đề nhức nhối chưa có lời giải. Bộ trưởng nào lên cũng tìm một lý do để giải thích cho sự quá tải đó, nhưng tất cả đều là mệnh lệnh hành chánh và không thể thành công trong thực tiễn. Các giải pháp “ngăn sông cấm chợ” (khám bệnh theo tuyến, trái tuyến trả tiền cao hơn) đã từng làm và từng thất bại, nhưng nay lại tiếp tục đem ra làm, và chắc chắn sẽ thất bại tiếp. Sao không thử nghĩ, nếu con của Bộ trưởng bị bệnh nguy cấp trên đường đi công tác, Bộ trưởng có dám đưa con vô cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh không, chưa nói đến bệnh viện huyện, hay là tức tốc về Sài Gòn hay Hà Nội để cứu chữa, hay thậm chí bay sang nước ngoài? Thế thì tại sao lại bắt người dân phải vô khám những nơi điều trị kém như vậy? Ngày càng có nhiều bệnh viện cấp tỉnh kém về chuyên môn, mặc dù có trang bị trang thiết bị hiện đại, thì người dân ngày càng kéo về thành phố lớn. Tại sao như vậy?

 Tại vì, không gì thay thế được con người cả. Nếu thay được, người ta đã chế tạo ra máy khám bệnh rồi, và không cần đào tạo bác sĩ làm chi cho tốn công, tốn tiền… Mà muốn có con người tốt thì phải được tổ chức tốt, thì mới thu hút được người giỏi ở lại và cống hiến hết mình. Chỉ cần có người giỏi làm việc thì không cần đầu tư máy móc hiện đại, cũng giải quyết nhiều vấn đề rồi. Mà muốn những người này ở lại làm, cách duy nhất là phải có lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện giỏi, và…không cần là đảng viên!

 Người giỏi chuyên môn thì sẽ lấy tiêu chí chuyên môn ra để phấn đấu và để đánh giá nhân viên dưới quyền, kết quả là chuyên môn ngày càng cao và tăng uy tín cho bệnh viện. Còn người thăng tiến nhờ chính trị mà chuyên môn kém thì chắc chắn sẽ tập hợp quanh mình những người kém cỏi và khiến nhiều người giỏi và tâm huyết nghề nghiệp phải ra đi. Đó là chưa kể họ sẽ tham nhũng thông qua việc mua sắm thiết bị chất lượng kém với giá cao, bất chấp có ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn. Hiếm có người nào thăng tiến nhờ chính trị mà lại vừa giỏi chuyên môn. Tôi có bạn bè làm trưởng phó khoa, thậm chí giám đốc bệnh viện, họ tâm sự “vô Đảng cho có thôi, chứ mình chỉ thích làm chuyên môn”.

 Như vậy hăy trả tổ chức bệnh viện về “dân sự” và thay đổi tiêu chí đánh giá bệnh viện dựa trên uy tín của bệnh viện về chuyên môn với dân chúng. Chỉ cần 64 tỉnh thành có 64 bệnh viện tỉnh thực sự giỏi chuyên môn là đủ sức giảm tải cho bệnh viện ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Không ai muốn tốn tiền tốn bạc, ăn dầm nằm dề tại các bệnh viện thành phố, phải bỏ công ăn việc làm để nuôi bệnh cả.

 Tình hình hiện nay, chúng ta có dũng cảm “bỏ tiêu chuẩn đảng viên” trong lựa chọn giám đốc bệnh viện cũng như trưởng và phó khoa phòng không? Song song đó là thi tuyển giám đốc để chọn ra 64 giám đốc bệnh viện tỉnh giỏi, biết làm việc, có tâm với ngành. Chỉ cần vậy, trong vòng 5 năm sẽ xóa ngay tình trạng quá tải bệnh viện thành phố.

 2. Giáo dục xuống cấp và đạo đức suy đồi

 Giáo dục cũng tương tự, từ cấp tổ phó bộ môn trở lên phần lớn là đảng viên. Đó là chưa kể chương trình giáo dục chúng ta quá nặng nề về chính trị. Ngay cả dạy lịch sử, chúng ta cũng không khách quan, mà nặng tính chính trị, lồng ghép bình luận lịch sử theo quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản. Chính vì cách dạy lịch sử như vậy, nên không thể có lịch sử hay, không thể trách tại sao học sinh không biết lịch sử nước ta qua 4000 năm lịch sử hay tới mức nào. Ba tôi là Giáo sư dạy sử tiểu học thời chế độ Việt Nam Cộng hòa, chỉ cần nghe ông kể chuyện sử trong mỗi bữa ăn tôi cũng đã thuộc rồi, và thấy rất hay. Tôi biết tại sao có Trịnh-Nguyễn phân tranh, tại sao có dải đất phía Nam trù phú, tại sao ngoài Bắc có “con cả” nhưng trong Nam không có, mà bắt đầu là “con thứ Hai”, tại sao có áo dài Việt Nam, từ thời nào bắt đầu mặc quần hai ống, Huyền Trân Công Chúa có công như thế nào… rất rất và rất nhiều điều để nói.

 Đạo đức xuống cấp là do chúng ta không dạy học sinh cách ứng xử, cách xưng hô, thưa gởi như thế nào. Con tôi mới học lớp 1, nhưng nó đột nhiên hỏi tôi: “Ba, bộ Bác Hồ tốt lắm hả Ba?”. Tôi ngạc nhiên và thắc mắc, tại sao chuyện “đi thưa về trình” tôi lại phải nhắc mỗi ngày cả năm rồi mà nó vẫn quên hoài, có ông bà nội ngoại đến thăm thì phải nhắc nó liên tục để thưa, trong khi lại hỏi chuyện đó với một thái độ rất ngưỡng mộ! Tôi hỏi con “Vậy con biết Bác Hồ là ai không?”. Con trả lời “Dạ không. Nhưng Bác Hồ cho mình cơm ăn áo mặc, tốt lắm Ba”. Tới đó tôi cũng không biết nói gì hơn. Phải chi nhà trường dạy nó cách thưa Ba Mẹ đi học thì nói làm sao (“Thưa Ba Mẹ con đi học”) và cách trình khi về nhà như thế nào (“Thưa Ba Mẹ con đi học về”) và cách đứng nghiêm, khoanh tay, cúi đầu như thế nào và bắt các em thực tập tại lớp. Tôi đảm bảo chỉ cần có một lần như vậy, các em sẽ nhớ và làm theo ngay, vì các em rất nghe lời cô giáo, hơn cả ba mẹ. Những gì cô thầy dặn ở lớp, các em rất nghe theo, và về nhà đòi cho bằng được. Điển hình là đòi quà sinh nhật bạn trong lớp, tối 9-10 giờ phải đi mua cho bằng được, không thì không dám đi học nữa?!

 Thiết nghĩ, mỗi lứa tuổi các em sẽ thường gặp những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao để các em biết ứng xử trong hoàn cảnh đó, biết phát hiện tình huống nguy hiểm và biết cách thoát ra bằng cách nào. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ để giảm đi rất nhiều tình huống bi thương như nạn hiếp dâm trẻ em, mà người phạm tội lại chính là những người thân hay lại chính là thầy giáo như đã thấy. Đừng dạy quá nhiều chính trị, triết học suốt cả 12 năm học, rồi lên Đại học cũng dạy tiếp tục, mặc dù cả người dạy và người học đều biết rõ nó vô bổ và phi thực tế, nhưng lại là cái “cần câu cơm” cho các giáo viên dạy các môn đó.

 Người nước ngoài họ không khinh ta nghèo hay giàu, mà chỉ khinh ta không biết cách ứng xử nơi công cộng. Ngay cả chúng ta với nhau, cũng đôi lúc thốt ra câu này “giàu mà hành xử chẳng ra gì”. Vậy hãy dạy các em đừng hành xử “chẳng ra gì” như vậy, để các em “thành người”. Không có gì khó cả, chỉ cần dựa vào nhu cầu sống hàng ngày, các em lứa tuổi đó thì dạy gì để sống với cộng đồng.

 – Tiểu học: dạy đi thưa về trình, yêu quý ông bà cha mẹ thể hiện như thế nào, cách chào khách khi có khách tới nhà, cách giữ vệ sinh bản thân.

 – Trung học cơ sở: giáo dục giới tính, nhận diện những tình huống nguy hiểm cho giới tính và cách thoát ra, cách đi đường, cách ứng xử nơi công cộng (nói nhỏ, nhường người lớn tuổi và phụ nữ, xếp hàng, đón xe buýt…)

 – Trung học phổ thông (cấp 3): cách thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, cách giao tiếp ngoài xã hội, cách nói chuyện với người nước ngoài, cách ứng xử với bạn bè cùng phái và khác phái, hậu quả cho bé gái của việc quan hệ tính dục khi chưa đủ tuổi trưởng thành, tình yêu trong sáng…

 Nhân cách con người hình thành qua các cách hành xử hàng ngày, lâu dần thành thói quen và trở thành bản chất của một con người, thông qua quá trình sống ở gia đình và học ở trường. Nhà trường có tác động rất lớn tới việc hoàn thiện nhân cách của trẻ. Do đó phải dạy trẻ, mà không chỉ dạy, mà phải uốn nắn từng chi tiết, để làm sao trẻ thực tập được, ứng xử như một người văn minh, có văn hóa, gọi là “có học thức”. Điều đó cần cả nội dung hay, giáo trình hấp dẫn, cách dạy có phương pháp, lẫn người thầy gương mẫu.

 Khó để có người thầy như vậy trong xã hội ngày nay, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ mai một dần, sẽ hết dần những người có tâm huyết với giáo dục, chỉ còn lại những người toan tính về chính trị thì sẽ mất đi cái “đậm đà bản sắc văn hóa” mà chúng ta treo nhan nhản ở mỗi trường học. Nhưng cái bản sắc đó là gì, thì chưa chắc ông Bộ trưởng biết mô tả cụ thể, nói chi đến đưa ra chiến lược rồi triển khai thực tế, là khoảng cách rất xa.

 Hãy trả giáo dục về dân sự, sức sáng tạo mạnh mẽ của người Việt sẽ làm nên những điều kỳ diệu mà không cần phải tốn nhiều thời gian, không cần phải “nhập khẩu” chương trình giáo dục, cũng không cần mời chuyên gia nước ngoài nào cả. Chỉ cần “phi chính trị hóa” nền giáo dục, để từng người hiến kế mà không bị quy chụp, không bị cho là phản động.

 3. Không thể tuyển người giỏi làm công chức

 Các ngành như Hải quan, Thuế, cơ quan nhà nước… thì đâu cần phải chính trị hóa. Làm công chức đâu nhất thiết phải theo Đảng Cộng sản hay bất kỳ một đảng nào khác? Việc chính trị hóa làm cho các công chức “tưởng mình là ngon” nên cứ “vênh vênh” và la ó chửi bới người dân rất khó coi. Chưa kể ăn cắp giờ công để làm việc riêng, tạo nên sức ỳ cho nền hành chánh nước nhà.

 Các cơ quan làm công việc hành chánh cần chuyển về dân sự, không cần tuyển dụng dựa vào “lý lịch tốt” mà bỏ qua các yếu tố chuyên môn giỏi. Việc thăng chức cũng dựa vào chuyên môn, chứ không dựa vào lý lịch và đảng viên, sẽ loại bỏ những thái độ hống hách đặc quyền hiện nay. Lúc đó chính quyền sẽ trở nên thân thiện hơn với dân, mọi người sẽ làm việc theo chuyên môn, theo luật chứ không theo bất kỳ một mệnh lệnh chính trị nào khác.

 Khi “dân sự hóa” các cơ quan hành chánh, một người công chức sẽ thấy trách nhiệm mình lên cao, phải làm gì để xứng đáng với vị trí đó, nếu vi phạm thì vẫn bị đuổi việc nghiêm khắc bởi người trực tiếp quản lý thì thái độ sẽ tốt hơn nhiều, bởi lúc đó họ biết rằng không còn chỗ dựa nào khác ngoài sếp trực tiếp của mình. Khi người công chức thấy người quản lý của mình xử lý anh minh, có chuyên môn cao, xử lý tình huống tốt và đáng để học hỏi, tự động anh ta sẽ phải làm việc hết mình và không dám chểnh mảng.

 4. Báo chí và truyền thông không dám nói thật

 Khi thông tin bị kiểm soát bằng chính trị, chứ không phải bằng luật thì không ai dám nói thật. Báo chí không tự do, không thể tạo ra tranh luận để tránh sai lầm đáng tiếc. Một vấn đề càng được tranh luận nhiều chiều, nó sẽ càng đi tới đồng thuận và thiệt hại do sai lầm khi triển khai càng thấp. Đó là mặt tích cực của báo chí cần phải được nhìn nhận. Có thể xem các điển hình của sự tranh luận là hầm Thủ Thiêm, dự án bô-xít Tân Rai, dự án tàu cao tốc Bắc-Nam…

 Khi mọi phát biểu đều phải “rào trước đón sau”, đều sợ “phạm thượng” thì sẽ không có góp ý chân thành, không có lời nói thật để nghe, và chắc chắn sẽ lạc lối.

 Sự tranh luận tự do sẽ làm cho vấn đề trở nên khách quan và ngày càng sát thực tế. Nhu cầu đó chắc chắn một xã hội nào cũng cần. Nhưng nếu bị “chính trị hóa” như hiện nay, ai cũng sợ bị chụp mũ, bị ghép tội, thì chẳng ai dám nói thật, vì nói thật chỉ “rước họa vào thân” mà thôi.

 5. Nghệ thuật không có tác phẩm hay

 Chúng ta hay than vãn vì sao ngày càng không có tác phẩm nghệ thuật hay. Câu trả lời là, nó phụ thuộc với mức siết và kiểm duyệt vì mục đích chính trị. Người nhạc sĩ, thi hào, văn hào, nghệ sĩ… chỉ có thể cống hiến những tác phẩm hay nhất khi họ đạt được sự rung cảm cao nhất khi sáng tác, thể hiện… Lúc đó, họ sẽ cảm thấy “mình ở trong đó” và nói lên hết những gì từ đáy lòng. Việc kiểm duyệt làm họ nhụt chí và không còn sáng tạo nữa. Sáng tác nhiều lúc là ngẫu hứng chứ đâu phải “theo giờ giấc” được.

 Sự tự do nói lên những suy nghĩ của họ sẽ tạo nên những tác phẩm bất hủ vượt thời gian.

 6. Không dám bỏ tiền ra để làm ăn

 Khi mà “kinh tế Nhà nước là chủ đạo” thì không ai dám bỏ tiền ra làm ăn cả, vì sợ một ngày nào đó “mất trắng”. Ngành nghề nào Nhà nước cũng “chủ đạo” cả, từ thu mua xuất khẩu nông sản cho tới dịch vụ hàng không, đóng tàu… đều có công ty Nhà nước. Khó có một lĩnh mực nào mà Nhà nước không nhảy vào. Nếu “muốn sống” thì phải “né” mấy ngành đó hoặc phải “có ai chống lưng” hoặc phải là doanh nghiệp nước ngoài (vì không dám “đụng”). Kết quả là ai cũng thấy, các ngành “mũi nhọn, xương sống” đều bị gãy, đều thua kém các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc thậm chí có doanh nghiệp nhà nước chỉ làm thuê cho công ty nước ngoài đội lốt để nhận lấy vài phần trăm ít ỏi. Trong khi, dân có thể tự làm và thậm chí có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.

 Nếu chúng ta “dân sự hóa” nền kinh tế, trả về cho dân tự làm tất cả các ngành nghề và họ sẽ cạnh tranh nhau để tồn tại, thì sẽ rất tốt cho xã hội. Nhà nước chỉ giữ những ngành chiến lược hoặc chỉ làm những ngành mà dân không làm như công nghiệp quốc phòng, dịch vụ công ích… Thu nhập của Nhà nước không phải từ các công ty Nhà nước, mà từ việc thu thuế. Chính sách thuế thấp nhưng công bằng, quản lý tốt, sẽ làm tăng ngân sách chứ không giảm. Là một người dân, khi đóng thuế thấp và phải chăng, ai cũng ý thức để đóng, thu đủ 100%, còn hơn là đặt mức thu quá cao rồi thất thu nhiều do trốn thuế. Khi người dân thấy nghĩa vụ của mình phải nộp thuế để phát triển đất nước, thì khi đó họ cũng thấy yêu nước hơn.

 Nhà nước chỉ nên tập trung xây dựng bộ luật hoàn chỉnh, công bằng cho tất cả mọi người, chứ không nên ưu ái cho bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Khi chính sách rõ ràng, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực chiến lược do Nhà nước đề ra, sẽ được ưu tiên thuế thấp. Không nên ôm đồm lập ra nhiều doanh nghiệp Nhà nước để rồi mất kiểm soát dòng tiền Nhà nước đầu tư, tạo ra hệ lụy rất lớn cho xã hội, mà khó có thể giải quyết ngày một ngày hai.

Chúng ta hay nói “vàng trữ trong dân rất lớn” nhưng chặn hết ngõ đầu tư: chứng khoán, đô la, vàng, bất động sản… nếu dân có tiền thì đầu tư vào cái gì? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, chưa có lối thoát, lại bàn chuyện giải cứu. Sao không mạnh dạn bán hết các doanh nghiệp đó cho dân? Khi nhà nước cam kết “không quốc hữu hóa” và “tôn trọng và đảm bảo vĩnh viễn quyền sở hữu tư nhân” trong Hiến pháp (chứ không phải Sở hữu Nhà nước là chủ đạo như hiện nay) thì tôi dám chắc không phải nặng đầu để suy nghĩ “giải quyết” các bài toán doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ. Lúc đó đâu cần phải dùng mọi biện pháp như Ngân hàng Nhà nước làm hiện nay để “huy động vàng trong dân”? Nhưng rồi có huy động được không, cho tới thời điểm này?

N.Q.B.T.

Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung: Có một giờ G khác vào năm 1974

SGTT.VN – 35 năm hoạt động, trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân hai bên là đối thủ của nhau. 22.000 giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu. Những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung chẳng thiếu thứ nào. Người ta thường nói vinh quang đi cùng cay đắng. Còn ông, sống chết, tù tội chẳng màng, nhưng những giây phút cô đơn trong cuộc sống hoà bình, ngay trong lòng đồng đội thì thật dài và khó quên. Tháng tư đến rồi lại đi cùng ký ức…

 

 

Chặng đường lịch sử dài 38 năm có quá nhiều biến cố, sự kiện ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975 đối với ông có ý nghĩa gì? Bây giờ nghĩ về giây phút ấy ông cảm thấy thế nào?

Đối với cá nhân tôi, ngày 8.4.1975 là một bước ngoặt lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời. Lái chiếc máy bay F-5E ném hai trái bom xuống dinh Độc Lập, sau đó quay lại dùng súng phóng lựu vào kho xăng Nhà Bè, là hành động mà tôi ấp ủ trong một quá trình dài, ngay từ thời trai trẻ.

Đối với tôi, chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máu là một việc lớn phải làm. Đó không phải là cảm hứng nhất thời, hay bất chợt, liều lĩnh. Sự nỗ lực cá nhân suốt bao nhiêu năm ở khoa toán – lý đại học Khoa học Sài Gòn, trong vỏ bọc sĩ quan không lực Việt Nam Cộng hoà, hay tại các trung tâm học lái máy bay chiến đấu ở Hoa Kỳ từ năm 1969 – 1972 tôi vẫn chuyên chú cho hành động ấy. Tôi âm thầm luyện tập hạ cánh ở cự ly gần 1.000 mét (trong khi máy bay F-5E phải đáp trên đường băng dài tối thiểu 3.000 mét) đến độ hư hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương, giáng chức, suýt nữa là bị lộ tại sân bay Biên Hoà. Nhờ vậy mà ngày 8.4 năm ấy tôi đã hành động chính xác, đáp xuống an toàn tại sân bay dã chiến Phước Long vừa giải phóng. Có thể gọi đó là sự chính xác của lý trí và khoa học. Bước ngoặt 180 độ đó cho tôi được chính danh là tôi – Nguyễn Thành Trung như ngày hôm nay.

Nhưng báo chí cả hai phía lúc đó chạy những dòng tít lớn gọi ông là “phi công phản chiến”?

Đúng vậy, cấp trên nói với tôi là cần tuyên truyền như vậy để kêu gọi những người trong lực lượng không quân Sài Gòn tiếp tục phản chiến. Tôi nghĩ nói sao cũng được, vấn đề là tôi có làm được nhiệm vụ không? Có còn sống để trở về không? Từ năm 1969, tôi đã là đảng viên.

Còn các đồng nghiệp của ông nói gì về hành động của ông?

Ngay lúc đó thì tôi không biết họ nói gì, nhưng sau này nhiều người cho là tôi hành động hơi dại dột, bởi trước mắt tôi là một hợp đồng với phía Mỹ, sẵn sàng bảo lãnh vợ con tôi sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt nhất. Nhưng đó không là lựa chọn của tôi.

Vậy lựa chọn của ông bắt nguồn như thế nào, truyền thống cách mạng của gia đình hay sự tự giác của cá nhân ông?

Ba tôi là một người yêu nước, chống thực dân và hy sinh tại quê nhà. Các anh tôi cũng đi theo con đường yêu nước của ba tôi. Cái chết của ba tôi, càng làm cho tôi ý thức rõ ràng hơn là phải góp phần làm cho chiến tranh sớm chấm dứt, quê hương và dân tộc mình phải được sống trong cảnh thanh bình. Tôi là người biết rõ mình là ai, mình cần phải làm gì. Những việc quan trọng cần làm tôi luôn dự liệu trước hàng chục năm.

Thời khắc đó ông có nghĩ đến sự an toàn của vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà? Có khi nào ông cảm thấy khổ tâm hay hối hận về hành động của mình mang lại nỗi vất vả cho vợ con?

Trước khi ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, lãnh đạo đề nghị đưa vợ con tôi ra vùng giải phóng để tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Nhưng lúc đó, tôi bị nghi kỵ nhiều, nguy cơ bị lộ rất cao nên chuyện đó là không thể. An ninh quân đội theo sát gia đình tôi từng giờ, nếu vợ con tôi vắng nhà không rõ lý do thì tôi sẽ bị bắt ngay tức khắc. Cũng có thể trên đường ra vùng giải phóng, vợ con tôi cũng sẽ bị bắt, tình thế đó sẽ nghiêm trọng hơn. Rất lo lắng cho tính mạng vợ con, nhưng việc mà tôi đã tính trước 10 năm đến thời điểm này là không thể dừng. Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.

Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.

Vậy đó, ngày 2.5.1975, tôi lái máy bay từ Phan Rang về sân bay Biên Hoà. Vợ con tôi cũng vừa được giải thoát khỏi số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi gặp lại nhau trong ngôi nhà nhỏ của mình.

Sau ngày thống nhất đất nước, đối diện với bao khó khăn của cuộc sống thường ngày do nền kinh tế bao cấp áp đặt, những lúc ngột ngạt, mệt mỏi ông nghĩ gì?

Tôi là người được học hành tử tế trong những ngôi trường khá lý tưởng của Sài Gòn và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi biết rõ những sai lầm trong chính sách kinh tế của miền Bắc nước ta. Bi kịch cải cách ruộng đất còn nguyên đó, công nghiệp chẳng có gì. Khu gang thép Thái Nguyên còn thô sơ lắm, Dệt Nam Định, Sứ Hải Dương chỉ sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng cấp thấp, đặc biệt là hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý. Sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai miền, nhất là do đặc thù của nền kinh tế tự cung tự cấp, cho tôi nhìn rõ sau khi Việt Nam thống nhất, kinh tế sẽ cực kỳ khó khăn ít nhất là mười năm. Tôi chuẩn bị tinh thần đối phó với những khó khăn chung, và cả những khó khăn về mặt cá nhân, nghi ngờ, hay có những phân biệt đối xử này nọ… Tôi chấp nhận đối diện thực tế đó và nghĩ điều quan trọng nhất mình có được là dân tộc Việt được sống trong hoà bình.

Thực tế mười năm khó khăn như ông nói cũng đã được tháo gỡ bởi bước chuyển đổi mới. Nhưng tới bây giờ, người ta lại tiếp tục đưa ra dự báo mình lại đang hụt hơi, tụt đà. Ông nghĩ thế nào?

 

Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.

Thực ra đổi mới một phần vì khi mình tiếp xúc với thế giới mới ngộ ra một điều là đang bị co trong vòng luẩn quẩn, không tìm ra lối thoát trong khi thế giới ào ào tiến lên. Từ ảnh hưởng đó đồng thời tác động mạnh của cuộc khủng hoảng Đông Âu tới mình và cả Trung Quốc, bắt buộc phải một phần nào đó chấp nhận cách làm ăn mới, có sự tư hữu. Tư hữu của thế giới mình không chấp nhận, nhưng con người có quyền tư hữu từ hàng ngàn năm về trước. Mình luẩn quẩn trong khi thế giới đang tiến lên bởi mình không chấp nhận dân làm giàu. Cho nên bắt buộc mình phải công nhận, phải chấp nhận tư hữu ở một mức độ nào đó để dân thở được. Khi đó dân bắt đầu làm ăn được. Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.

 

Sau ngày 30.4, ông có thường gặp lại đồng nghiệp trong những phi đội cũ? Tình cảnh và và tâm thế lúc gặp lại như thế nào?

 

 
Đại tá, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung. Ảnh: Trần Việt Đức

 

Bẵng mười năm sau giải phóng, tôi không gặp lại ai trong nhóm những đồng nghiệp cũ. Sau đổi mới, từ năm 1986 trở về sau này, các đồng nghiệp cũ của tôi lần lượt về mới có dịp gặp lại. Lớp tôi có 23 đứa, chết hết bốn, 18 đứa qua Mỹ, chỉ còn mình tôi ở lại. Những lần gặp cũng dễ nói chuyện vì họ đã hiểu rõ mọi chuyện. Tôi cũng hoàn toàn hiểu và tôn trọng họ. Đa phần những đồng nghiệp của tôi đều ở Mỹ. Lúc mới về, tâm lý chung mấy người bạn đều ngại gặp tôi. Tôi thì chả ngại gì, tôi vẫn xem họ là những người bạn. Khi gặp cũng tâm sự nhiều, cũng so sánh chuyện cũ, chuyện bây giờ. Ai cũng công nhận việc tôi làm là góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh, chấm dứt cảnh chết chóc, đổ máu. Nhưng điều họ chia sẻ là họ không dám có những quyết định như vậy.

Những người bạn lựa chọn khác tôi lúc qua Mỹ còn trẻ nên ai hội nhập được, sống khá giả. Năm nào mấy ổng cũng ngồi lại với nhau, chuyện nói nhiều nhất là về tôi. Nhiều anh em bảo quyết định của tôi hơi dại dột, vì sau giải phóng sống kiểu gì cũng bị nghi ngờ, đói khổ… Tôi trả lời đó không phải là quyết định bậy bởi tôi ý thức được việc cần làm. Cái gì cũng vậy, làm thì phải trả giá nhưng tôi chấp nhận việc đó. Nhưng qua những thăng trầm của đất nước, nhiều kinh nghiệm cuộc đời đúc kết lại, tôi thấy việc tôi làm càng ngày càng đúng. Còn hỏi tôi có lăn tăn hay không, tôi trả lời thật là thánh mới không lăn tăn, nhưng những cái lớn nhất át những lăn tăn nhỏ đi, nên hàng đêm tôi ngủ yên vì biết tôi đang ngủ trên đất nước mình, chứ qua Mỹ sướng thật nhưng ngủ không yên bởi lúc nào cũng đau đáu một quê hương chỉ còn trong ký ức. Nhiều đứa bạn nói thẳng: “Đến bây giờ mới nghe được một người nói điều đó là mày”. Chúng tôi gặp nhau trao đổi thẳng thắn, không giấu giếm điều gì, nói đến tận cùng suy nghĩ của mỗi người.

Với ông, quê hương là thế nào?

Tôi có tới hai quê hương. Một Bến Tre nơi tôi sinh ra, nơi đó là dòng tộc máu mủ, nơi đó cha mẹ tôi đã nằm xuống cho chúng tôi trưởng thành. Vốn là xứ học, địa linh nhân kiệt, nhiều tên tuổi trí thức lớn Việt Nam xuất phát từ đây. Những Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu… là những tấm gương của nhân – nghĩa – lễ – trí – tín mà tôi từng học được.

Còn một quê hương khác, Sài Gòn đối với tôi là máu thịt, là tình yêu, là gì đó không thể lay chuyển được dù cho năm tháng trôi qua, nhìn góc phố thay đổi, cũng nhiều lúc buồn vui hờn giận, tiếc nuối…

Ông từng thổ lộ về một người bạn rất thân, giữa ông với người đó hình như có một món nợ ân tình đến nay vẫn còn đau đáu?

Người bạn ấy đến giờ sau 38 năm vẫn chưa gặp lại mặc dù tôi nghe tin ảnh có quay về. Ảnh cùng ở phi đoàn phản lực không quân Sài Gòn với tôi nhưng không phải cùng lớp. Anh ấy là một người đặc biệt. Khi đó, lãnh đạo báo cho tôi biết có một cán bộ nội tuyến trong lực lượng pháo binh bị bắt khai có một phi công quê Bến Tre là nội tuyến của Việt cộng. Tôi nhẩm tính trong không quân có độ chục người gốc gác Bến Tre, riêng phi đoàn phản lực thì có tôi và người bạn mà tôi kể ở trên, người cùng xã, cùng học trường tiểu học nhưng trên tôi hai lớp. Khi thông tin bị lộ như thế thì tất cả những người gốc Bến Tre đều bị triệu tập điều tra. Anh bạn tôi bị ngưng bay, an ninh không quân gọi lên làm việc liên tục. Anh ấy không biết có chuyện gì, nhưng tôi thì biết rõ nguyên nhân. Tuy lý lịch anh ấy không có vấn đề gì nhưng anh có người chị học đại học sư phạm từng tham gia biểu tình chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Lúc đó, tôi cũng như ngồi trên lửa, nhiều chuyện không thể tâm sự, chia sẻ với ai được. Khoảng một tuần sau, tôi gặp ảnh và tôi nghĩ ảnh biết rõ về tôi, từ gia đình đến công việc của tôi. Ảnh nói: “Riêng mày thì tao “ba không”, ai hỏi tao về mày tao cũng không biết, không nghe, không thấy”. Khi nghe câu đó, tôi nhập tâm đến giờ, tới chết tôi sẽ mang theo lời nói và hình ảnh của anh ấy.

Tôi ngẫm nghĩ ở đời có nhiều người cực xấu nhưng cũng có nhiều người cực tốt. Cái tốt – xấu đó mong manh lắm, nhưng người ta không cần xác nhận. Là bạn thân nên anh ấy bảo vệ chứ không phải vì tôi là Việt cộng hay cán bộ mà anh ấy ứng xử như vậy. Trong thâm tâm tôi nhiều lần muốn gặp lại anh ấy, nhưng để làm gì, nói một lời cảm ơn liệu có ý nghĩa gì? Tôi động viên mình có lẽ trong tình cảnh ấy đến giờ chỉ cần hai tâm hồn bạn bè hiểu nhau là đủ. Tôi nguyện cho tới chết tôi sẽ mang điều ấy theo.

Ông đã bước ra khỏi vỏ bọc của một điệp viên, lái máy bay trên bầu trời hoà bình, và làm công việc đào tạo, hết lòng với một thế hệ phi công trẻ Việt Nam. Điều đọng lại trong ông sau thời gian dài gắn bó với công việc đào tạo, huấn luyện ấy là gì?

 

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy.

Giã từ cuộc chiến, tôi thấy mình làm khá nhiều việc mà những việc đó chắc không phải ai cũng làm được. Hồi còn sống, anh Hai Trung (tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn) nói nửa đùa nửa thật: “Việc ông ném bom dinh Độc Lập, Nhà nước phong ông anh hùng thì tôi không nói làm gì, còn công việc ông làm sau này nếu được, tôi phong ông hai lần anh hùng nữa”. Anh Hai Trung hiểu về công việc đặc thù của tôi. Khi giải phóng, cả một bề thế không quân chế độ cũ bỏ lại, tôi là người làm sống lại phi đội A37 sau này tham gia đánh Tân Sơn Nhất vào ngày 28.4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. F5 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ mà Mỹ bỏ lại mấy phi đoàn nhưng không có người bay. Giá trị vậy nhưng bỏ lại quá lâu bị hư hại nhiều, có chiếc bị bắn phá thủng lỗ chỗ. Nhiều chiếc còn bị bộ đội tiếp quản tháo đi những tiện nghi nội thất hay linh kiện quan trọng… Sau khi thành lập bộ phận tiếp quản, tôi nhận nhiệm vụ làm sống lại những chiếc máy bay này. Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sàng tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay, nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số. Vốn là người nhạy cảm trong cuộc sống, con ruồi bay qua tôi phân biệt ruồi đực hay ruồi cái, huống chi chuyện nhiên liệu chỉ đủ bay một vòng trong bán kính hẹp. Điều lăn tăn mà tôi kể trên là như vậy đó.

 

Tháng 8.1975 sau khi hồi phục xong rồi, tôi huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F5 để thành lập trung đoàn không quân 935, sau này trở thành trung đoàn anh hùng.

Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?

Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.

Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.

 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.

Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.

Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!

Là người đi nhiều nơi, có điều kiện tiếp cận với chuyện làm ăn, ông thấy phẩm chất, tư cách của người Việt Nam có đứng được ở những thị trường minh bạch?

Cũng tuỳ người. Thí dụ như thị trường Lào, nhiều nhà đầu tư của mình không dám qua đó nữa bởi vì làm kiểu nói dóc, hứa nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu. Họ nói thẳng là mấy ổng đó qua họ không tiếp. Cách làm ăn của người Việt mình cũng có nhiều cái người ta không chấp nhận, chỉ chụp giật, bốc hốt ở đây thôi chứ ra ngoài người ta không chấp nhận.

Hiện nay ông có bằng lòng với cuộc sống của mình?

Thời nào tôi cũng bằng lòng với hiện tại. Thời khó khăn nhất cũng như khi đất nước đổi mới đến nay, tôi bằng lòng với những cái mình hiện có. Đó là hạnh phúc tự tạo. Nếu để làm giàu tôi sẽ đi đường khác và tôi biết cách làm giàu, nhưng tôi đã không lựa chọn như vậy. Tôi vẫn nghĩ “tri túc tiện túc hà thời túc”, mình biết đủ thì lúc nào cũng đủ, còn ham muốn, lúc nào cũng thấy thiếu thì không bao giờ đủ cả. Tôi bằng lòng với cuộc sống con cái học hành đàng hoàng, lễ phép với cha mẹ. Hiện tôi vẫn chưa nhàn được, tôi vẫn đi làm thuê, nhưng làm để vui, chứ làm để buồn thì tôi không bao giờ làm.

Để giải toả những mệt mỏi trong công việc, ông có chơi thú giải trí gì khác?

Tôi cũng thích nhiều nhưng tự thấy mình không có điều kiện, chẳng hạn như đánh golf , làm sao đủ sức, đủ tiền mà vác cái gậy mấy chục ngàn đô. Đối với tôi bây giờ sức khoẻ là trên hết, liệu sức để làm việc thôi. Tôi sống trên không nhiều quá rồi, giờ ngồi dưới đất thú thực là thấy tay chân tù túng, bay một tí cho vui nên đến nay tôi vẫn bay đều.

Cảm ơn về cuộc trò chuyện chân tình và thẳng thắn của ông.

THỰC HIỆN: TRUNG DŨNG – MINH NGUYỄN

CHÂN DUNG HỘI HOẠ: HOÀNG TƯỜNG

 

Anh hùng Nguyễn Thành Trung tên thật Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1965, ông được ban Binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung. Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng, ông được bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng không quân Sài Gòn. Được sự chỉ đạo trực tiếp bí mật của cơ sở nội tuyến, ông có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ giờ G ném bom dinh Độc Lập.

Ông hiện là đại tá không quân Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 20.12.1994.

http://sgtt.vn/Loi-song/177101/Co-mot-gio-G-khac-vao-nam-1974.html