CẦN XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG THU HÚT NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA

CẦN XÂY DỰNG CÁC TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG THU HÚT NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
02:47 17 thg 3 2012Công khai2 Lượt xem 0

– CỐT LÕI PHỤC HƯNG SỨC MẠNH DÂN TỘC

Một con người mạnh hay yếu không phụ thuộc nhiều vào của cải vật chất mà chủ yếu nhờ khí độ tinh thần, sức mạnh tâm lý và sự sung mãn nghị lực.
Một dân tộc hay một đất nước cũng vậy, Sức khỏe mạnh hay suy nhờ môi trường sống thanh lành, môi trường văn hóa tinh thần được sống động và những giá trị tâm lý được thăng hoa tươi tắn…
Để có được sức mạnh cộng đồng, có hào khí sung mãn, cần phải giao cảm, lấy được nguyên sinh khí từ Thiên lý, “đào sâu cuốc bẫm” nguồn tài nguyên từ ruộng phúc Địa lợi và khơi dậy ý chí cao thượng từ nhân tâm:

– Muốn được Thiên phù, phải biết cách đồng thuận thiên nhiên, hưng khởi đạo lý Kính Thiên;
– Muốn được Địa trợ phải biết tri ân cội nguồn, rộng mở địa tâm để cho truyền thống được trôi chảy, giao duyên và trợ lực;
– Muốn được nhân tâm hòa hợp, phải biết an dân, lấy lòng thiên hạ !

TS. Hồ Văn Khánh
Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam

1. Đặt vấn đề:
Sự sống tồn tại nhờ Nguyên sinh khí vũ trụ, phong thủy và tâm hồn. Mỗi cộng đồng cho đến dân tộc (và cả nhân loại) được sống trong thái bình, an ổn nhờ Nguyên sinh khí thiên lý ban rải, đặc thù địa lợi hứng khởi và sức mạnh văn hóa tinh thần được hưng vượng. Sức mạnh hay Khí độ Văn hóa tinh thần là sự giao hòa giữa Nguyên Khí Trời Cao + Sinh lợi Đất Dày + Lòng Người Hòa Khí rạng rỡ mà khí lực Nhân hòa là cốt lõi để linh thông, cảm ứng hòa giao với Thiên Địa.
Mỗi chúng sinh cho đến quốc gia đều có một trường năng lượng sinh học, đó là biểu hiện sinh động của sức mạnh tinh thần, lối sống hòa hợp và sự thăng hoa tâm thức. Trường năng lượng sinh học chính là hệ miễn dịch của cơ thể. Khi trường năng lượng này khỏe mạnh, trong sạch thì hệ miễn dịch tạo thành bức tường thành hay hàng rào vững chãi, bất khả xâm phạm. Ngược lại, khi khí lực yếu, hệ miễn dịch bị thâm thủng thì “nội công ngoại kích”, cuộc sống khổ nan.
Việt Nam nằm ở vị trí giao hòa giữa hai nền đại văn hóa giải thoát Ấn Độ và tinh thần nhập thế Trung Hoa. Ông cha ta đã khởi lên tấm lòng “Hòa khí là phú quý” và trí tuệ “Biết điều khinh trọng, biết lời phải chăng” để vừa hấp dẫn khí chất tự nhiên, vừa tận dụng năng lực, chắt lọc những tinh túy đó vừa làm phong phú bản sắc địa văn hóa. Đất nước hình chữ S này được Sung Mãn, Sung Sướng nhờ Sinh khí Đất trời nở hoa Sung khí Hùng Vương, Sung lực Lý Trần, Sung túc Tam giáo đồng nguyên để vươn tỏa những đài Sen tươi thắm, ngát hương, tạo nên Sùng phúc tưới tắm cho lòng người và là nguồn cảm hứng bất tận cho muôn đời “Văn vô sơn thủy vô kỳ khí/ Nhân bất phong sương vị lão tài”.
Chính sức mạnh văn hóa tinh thần đó là sung khí để cung ứng sinh khí cho dân tộc “Thương vì hạnh, trọng vì tài”, tưới tắm cho “Cỏ cây chen lá đá chen hoa” và là nguồn năng lực truyền kỳ “Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”. Chính năng lực tinh thần là môi trường trong trẻo, tinh anh và huyền diệu nhất để cho mọi thành viên được hạnh phúc. Chính đó cũng là hệ miễn dịch khiến cho đời sống dân tộc được hài hòa, ổn định, tinh tiến và thăng hoa. Đó cũng là bộ áo giáp vạn năng phòng chống những mầm mống xâm nhập “khác màu kẻ quý người thanh”. Đó cũng là đôi dép thần kỳ để bất cứ ai đi trên nó cũng hội nhập được vào giá trị đích thực của chân lý cuộc sống.
Ngày nay, trong xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, sự giao thoa tư tưởng trí tuệ, văn hóa và văn minh làm cho cuộc sống trở nên phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng mong manh, bất trắc, ảo tưởng. Sự giao thoa xô bồ dễ làm nhạt nhòa những giá trị bản địa, làm suy yếu môi trường sống. Cơ chế thị trường thực dụng và lối sống “râu ông nọ cắm cằm bà kia” càng làm cho mặt trái có cơ hội bùng lan khiến “Ngày vui ngắn chẳng tày gang/ Trông ra ác đã ngậm gương non đoài”. Cho nên, phong dáng chữ S vốn giàu Sinh khí, chất Sung mãn, huyền ảo Sâu Sắc đã bị Suy giảm nguyên khí, Suy kiệt thiên nhiên và Suy yếu tinh thần do định hướng Sai lệch nhận thức, Sa đọa vào chủ nghĩa tầm thường, ý chí nghị lực bị Sa sút. Sự ưu tiên phát triển kinh tế và chủ nghĩa duy lý đã và đang tàn phá môi trường thiên nhiên, bùng nổ dân số, gây ra ngày càng nhiều thảm họa về môi trường, khí hậu và suy thoái đạo đức.

2. Cơ sở khoa học:
Mọi dạng sống đều có một trường năng lượng sinh học (hay từ trường sinh học). Trường năng lượng này giao cảm, dung thông với Nguyên sinh khí vũ trụ để cho đặc tính loài (hay bản năng tự nhiên) được duy trì, trường thành và có một vị trí “đắc địa” trong cuộc sống phổ biến. Sự giao cảm giữa cá thể sống với nguyên khí vũ trụ thông qua các huyệt hội, luân xa và được điều dẫn trong cơ thể bằng các hệ kinh mạch.
Con người, hình thái sống cao cấp nhất trên Trái đất có nhiều khả năng, cơ hội thăng tiến, hướng thượng và hạnh phúc hơn các dạng sinh vật khác ở tấm lòng rộng rãi, trí tuệ nhân bản. Bởi vậy, họ đã để lại bao kiệt tác di sản, bao công trình kỳ vĩ và vô số đường lối tu dưỡng thể hiện tinh thần vươn lên, tiếp cận Chân Lý.
Trong lịch sử văn hóa nhân loại, đã có vô số tấm gương cầu thị, hướng tâm tới thiên lý, trải lòng đến vạn vật mà trở thành các bậc Đại nhân, Đại đức, Thánh hiền, danh nhân văn hóa, Hiền tài…
Đồng thời có rất nhiều thời đại, chế độ, dân tộc – bằng sự nhất tâm cảm ứng, nỗ lực dung thông với Thiên Địa – đã tạo ra cuộc sống thái bình hoặc làm nên những chiến tích thần kỳ, đặc biệt trong những thời khắc nhạy cảm, nước sôi lửa bòng.
Đức tin thánh thiện, sự nỗ lực cầu thị cùng với công phu tu dưỡng đã cứu giúp nhiều người – trong tình trạng bệnh tật vô phương cứu chữa – tìm được ánh sáng rực rỡ, nguồn năng lực kỳ diệu ở cuối đường hầm.
Ngược lại, những con người, chế độ “nghịch tử” với quy luật phổ biến, “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài cùng với chữ tai một vần”, không được lòng người đều bị nghiền nát dưới bánh xe lịch sử, để lại vết nhơ văn hóa cho muôn đời.
Ngày nay, người văn minh quá tự tin vào khả năng bản thân mà “Chọc trời, khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” nên xa cách thiên lý, nhạt nhòa bản sắc văn hóa truyền thống. Sự du nhập những luồng văn hóa lạ dòng đã khiến cho cuộc sống, những giá trị văn hóa bị méo mó, biến dạng.
Hậu quả của công cuộc phát triển bằng phương tiện kinh tế, tư tưởng duy lý thực dụng, tấm lòng cạn hẹp, ích kỷ vô cảm đã gây nên bao thảm họa khôn lường mà chúng ta đã, đang và sẽ còn phải chứng kiến.
Sự tàn phá môi trường, sự hưởng thụ thái quá đời sống vật chất đã làm suy mạt tinh thần, đạo đức cũng như sức khỏe thể chất. Sự cạnh tranh, xâm lấn giữa các thế lực, quốc gia, tôn giáo khiến cho công cuộc toàn cầu hóa chỉ làm cho cuộc sống thêm phần căng thẳng, bất an, mệt mỏi.
Trước bối cảnh đó, việc hưng long sức mạnh văn hóa, khôi phục đức tin thánh thiện, tạo nên môi trường trong lành và lấy lại sinh lực cho con người có ý nghĩa quyết định “Cuộc sống đích thực của con người là văn hóa tinh thần”.
Có nhiều cách để làm lành mạnh hóa cuộc sống, làm thịnh vượng quốc gia mà cốt lõi là làm sao thăng hoa tâm thức, tươi tắn thái độ và rộng rãi tâm lòng. Để làm được như vậy, việc thu liễm nguyên khí vũ trụ, giao thoa cộng hưởng giữa nhân tâm “tiểu vũ trụ” và thiên địa “đại vũ trụ” có ý nghĩa quyết định.

3. Đặc trưng của năng lượng nguyên khí và các biểu hiện cụ thể:
Sự sống được sinh ra bởi năng lượng chân tâm, nguyên khí VŨ TRỤ. Năng lượng này có ba đặc tính: Không (không chấp, vô ngã, vượt ra mọi cảm thức tâm lý thông thường), trong sáng và hỷ lạc (an vui, mát lành, tươi trẻ) hoặc “Chân – Thiện – Mỹ’.
Biểu hiện cụ thể của năng lượng ở ba cấp độ: Tinh (tinh hoa, tinh anh, tinh túy) – Khí (khí chất, khí độ, khí lực) và Thần (Thần thái, thần sắc). Tùy vào trạng thái tâm thức mà có thể biểu cảm không giống nhau.
Năng lượng vũ trụ tràn ngập, tưới tắm mọi dạng tồn tại từ hữu hình đến vô hình, từ các dạng sống hữu cơ đến dạng tồn tại vô cơ.
Các bậc tu hành chân chính, các nhà nghiên cứu thực hành tâm linh, tâm lý bậc cao, những hiền nhân sơn dã, cao niên minh triết… là những người có khả năng cộng thông, cảm ứng, tụ hội nguồn năng lượng siêu việt đó theo hướng tích cực. Mỗi đất nước, khu vực có đặc thù “địa văn hóa” không giống nhau do có những địa thế phong thủy, vị trí địa lý khác nhau. Cũng như con người (có huyệt hội, luân xa), mỗi khu vực cũng có điểm huyệt hội tụ linh khí (đất lành, địa linh). Nếu biết cách hấp thu, khai thác các long mạch, điểm huyệt này sẽ tạo nên những Trung tâm năng lượng (hay Trung tâm Lực) có giá trị to lớn cho đời sống nhân sinh.

I4. Biện pháp cải thiện tình hình: Xây dựng các Trung Tâm Năng lượng thu hút Nguyên khí.
“Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao” (Hồ Chí Minh). Một con người mạnh hay yếu không phụ thuộc nhiều vào của cải vật chất mà chủ yếu nhờ khí độ tinh thần, sức mạnh tâm lý và sự sung mãn nghị lực. Một dân tộc hay một đất nước cũng vậy, Sức khỏe mạnh hay suy nhờ môi trường sống thanh lành, môi trường văn hóa tinh thần được sống động và những giá trị tâm lý được thăng hoa tươi tắn. Để có được sức mạnh cộng đồng, có hào khí sung mãn, cần phải giao cảm, lấy được nguyên sinh khí từ Thiên lý, “đào sâu cuốc bẫm” nguồn tài nguyên từ ruộng phúc Địa lợi và khơi dậy ý chí cao thượng từ nhân tâm. Muốn được Thiên phù, phải biết cách đồng thuận thiên nhiên, hưng khởi đạo lý Kính Thiên. Muốn được Địa trợ phải biết tri ân cội nguồn, rộng mở địa tâm để cho truyền thống được trôi chảy, giao duyên và trợ lực. Muốn được nhân tâm hòa hợp, phải biết an dân, lấy lòng thiên hạ.
Trong ba yếu lĩnh Thiên Địa Nhân, Thiên lý có sức mạnh vĩnh hằng, phổ biến, vạn năng. Địa lợi là biểu hiện cụ thể của Thiên lý dưới dạng tiết khí, môi trường và phong thủy. Nhân hòa chỉ rõ khả năng hòa hợp, giao hòa, hòa phối để tạo nên Hòa khí của nhân tâm với Thiên Địa. Tùy thuộc trạng thái tâm thức cao thấp mà người ta có thể thăng hoa, hùng khí, hướng thượng hay trì trệ, sa ngã, yếu kém. Cho nên để cải thiện trạng thái tâm địa của con người, tạo nên những khung cảnh “sông nước chảy, núi mây bay” “như tranh họa đồ”, cần phải biết thu hút nguyên sinh khí từ vũ trụ, đoàn kết nhân tâm theo định hướng nhân văn cao cả.
Để hấp thu nguồn Nguyên khí vô tận, đồng thời để khơi dậy niềm tin vào cuộc sống hiền lương, thánh thiện, thu hút “nguồn tình đâu có đầy vơi bao giờ” từ trong cuộc sống phổ biến cũng như trong lòng dân, tạo nên sức mạnh tập thể, tạo nên bức tường thành kỳ diệu, cần thiết phải xây dựng các Trung Tâm Năng lượng thu hút Nguyên khí ở các địa phương có vị trí “đắc địa”.

5. Đia điểm, kết cấu kiến trúc và vật liêu xây dựng cho Trung tâm Năng lượng Nguyên khí tại Hà Nội:
Sơ đồ cấu trúc: Lấy cấu trúc Mạn đà la Mật tông (Đồ hình vũ trụ theo phong cách Phật giáo Mật tông) làm sơ đồ thiết kế, phối cảnh.
Cấu trúc tổng thể: hình vuông hay hình tròn.
Kích thước: Nếu mạn đà la cấu trúc hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 1,08km. Nếu cấu trúc hình tròn, đường kính cũng là 1,08km
Dưới đây là Sơ lược một đồ hình cấu trúc có thể được lựa chọn:

Mỗi một vòng tròn nhỏ có thể là một mạn đà la tượng trưng cho đặc trưng trí tuệ cụ thể của vị Phật đó.

Vật liệu xây dựng: kết hợp các loại vật liệu như gạch, gỗ, đá, kim loại đồng, vàng, bạc…

Mỗi một vòng tròn nhỏ có thể là một mạn đà la tượng trưng cho đặc trưng trí tuệ cụ thể của vị Phật đó.
Vật liệu xây dựng: kết hợp các loại vật liệu như gạch, gỗ, đá, kim loại đồng, vàng, bạc…
Chiều cao: Phần tháp tượng cao nhất có thể là 108m x n với n có thể là 1, 2, 3… tùy theo khả năng xây dựng.
Địa điểm: Lựa chọn những vị trí đắc địa, tụ khí. Tại Hà Nội: Khu vực phía Tây Hồ Tây là rất thích hợp:
– Tạo với Ba Vì, nơi Tản Viên Sơn Thánh ngự và Tam Đảo Tây Thiên một thế chân vạc kiềng ba chân vững chắc. (Thậm chí, nơi đây còn có thể là Trung tâm của Tứ huyệt: Ba Vì, Tam Đảo, đền thờ Thủy Tổ Kinh Dương Vương ở Thuận Thành, Chùa Hương Tích)
– Cạnh Hồ Tây, một khu vực tâm linh linh thiêng, một hồ bát bảo thu hút nguyên khí cực diệu.
Nguồn tài chính: kêu gọi sự trợ lực, công đức và đóng góp của toàn thể nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

6. Chủ trì điều phối và Phương thức hoạt động:
Chủ trì điều hành: Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc một Hội đồng bao gồm một số Cao tăng, Đại Đức, bậc Chân tu, Hiền Tài kết hợp với một sô viện nghiên cứu văn hóa, tâm linh và chính quyền.
Phương thức hoạt động:
Phần trung tâm (dành cho số ít tinh hoa): Tổ chức các kỳ chuyên tu miên mật liên tục với sự tham gia của các vị cao tăng, chân tu, các vị có tấm lòng Bồ Tát, có trí tuệ cao thượng để cảm ứng mật diệu năng lượng Vũ trụ.
Phần bên ngoài (dành cho đại chúng): là nơi giảng pháp, tổ chức hướng dẫn tu dưỡng và là nơi tham quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Leave a comment